Cải cách giáo dục Nhật Bản

19/12/2013 - 06:54

PNO - PNO - Ozaki Mugen là tiến sĩ về giáo dục học tại Đại học Kyoto, ông đã viết những tập sách như Vấn đề và nguyên lí giáo dục, Trường học là ngã tư đường…

edf40wrjww2tblPage:Content

Riêng tập Cải cách giáo dục Nhật Bản vừa được NXB Lao Động ấn hành qua bản dịch của Thái Hà.

Qua tập sách này ta biết, Hội đồng thẩm định khóa trình giáo dục Nhật Bản nhận thức: “Trước hết trường học phải là nơi thoải mái và vui vẻ đối với trẻ em. Trẻ em phải có đủ không gian để có thể tiến hành chậm rãi những gì liên quan đến mối quan tâm và sở thích của mình… Thêm nữa để có được điều đó, nó phải là nơi mối quan hệ con người với con người mà trẻ em mong muốn và mối quan hệ tin cậy giữa giáo viên và học sinh với tư cách là nền tảng được xác lập, bầu không khí trong lớp học ấm áp, trẻ em an tâm và có thể phát huy được năng lực của bản thân”.

Cai cach giao duc Nhat Ban

Ozaki Mugen khẳng định: “Cải cách giáo dục một lần nữa sẽ được hiểu như là vấn đề thận trọng và mang tính toàn cầu chứ không phải là sự giải quyết cái khung quốc gia đơn thuần và chúng ta mong ước con đường đó sẽ sớm được triển khai”. Trong tư duy đó, Ozaki Mugen trình bày quan điểm: “Nói một cách tổng quát, có thể tóm tắt đó là lối tư duy coi trọng hoạt động học tập của trẻ em, cố gắng đặt giáo dục vào môi trường tự do một cách tối đa, làm cho nó phù hợp với cuộc sống hiện thực của trẻ em và coi trọng các tri thức lô-gíc, kinh nghiệm”.

Muốn đạt đến điều này, nền giáo dục Nhật Bản phải trưởng thành về mặt lí luận.

Đó là học tập và kế thừa lý luận của Rousseau,lí luận giáo dục tự do cổ điển của E.Key, Montessori, lí luận giáo dục lí tưởng chủ nghĩa Đức của các học giả thuộc phái Kant mới đóng vai trò trung tâm như Natorp, ngoài ra còn có lý luận giáo dục kinh nghiệm chủ nghĩa của Anh, Mĩ: “Ở trường hợp của Oikawa Heiji, có thể nói lí luận này dựa trên cơ sở lí luận giảng dạy kinh nghiệm chủ nghĩa của Mĩ, ví dụ như ông cho rằng: “Trong quá trình thúc đẩy hoạt động tự lập, tự chủ dựa trên kinh nghiệm của trẻ em mà làm cho trẻ em có được tri thức, kĩ năng, hình thành được nhân cách”, để làm được điều đó thì coi trọng kinh nghiệm trực tiếp, tôn trọng hoạt động tác nghiệp, hoạt động tự chủ của trẻ em, kết hợp giáo dục giáo khoa với tác nghiệp, nói chung thông qua “việc làm” mà có được tri thức, làm sâu sắc niềm tin vào chân lí và có khả năng tự giác được tình yêu đối với nhân loại”.

Dù hai hình thái kinh tế có khác nhau, nhưng khi đọc Cải cách giáo dục Nhật Bản, ta cũng được gợi mở nhiều bài học lý thú.

M.B

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI