Cách trị môi khô bong tróc mùa lạnh đơn giản nhất

11/01/2018 - 11:06

PNO - Bạn có biết thói quen liếm môi, dùng kem đánh răng... là một trong những nguyên nhân khiến môi bị khô và bong tróc? Sau đây là cách trị môi khô bong tróc mùa lạnh rất đơn giản.

Nhiều người có thói quen lột những mảnh da bong trên môi và làm cho tình trạng khô môi trở nên tồi tệ hơn. Cách trị môi khô bong tróc mùa lạnh  môi khô và bong tróc, bạn hãy chú ý đến những nguyên nhân làm khô môi sau đây.

Cach tri moi kho bong troc mua lanh don gian nhat
 

Mất nước

Uống không đủ nước là nguyên nhân chính khiến môi khô và bong tróc. Hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước và các thức uống lành mạnh khác suốt cả ngày.

Thường xuyên liếm môi

Thói quen liếm môi chỉ có thể làm môi ẩm ướt nhất thời ngay sau khi liếm, sau đó môi sẽ bị khô lại, thậm chí còn khô hơn trước. Bởi nước bọt dính trên môi khi bốc hơi sẽ lấy đi độ ẩm tự nhiên của da môi, vì vậy đừng bao giờ liếm môi mà hãy sử dụng son dưỡng ẩm.

Cach tri moi kho bong troc mua lanh don gian nhat
 

Không bảo vệ môi

Da môi khá nhạy cảm và cần được bảo vệ, nhất là vào mùa đông khi thời tiết khắc nghiệt, bạn càng phải chăm sóc môi cẩn thận và giữ môi luôn mềm mại, đủ độ ẩm. Cách trị môi khô bong tróc đơn giản nhất là đừng bao giờ rời khỏi nhà mà chưa thoa son dưỡng môi. Bạn nên có thói quen mang theo sản phẩm dưỡng môi bên cạnh bất cứ khi nào. Trong mùa lạnh, nếu có sử dụng son môi, hãy tránh dùng các loại son lì vì chúng có ít chất dưỡng ẩm.

Thở bằng miệng

Những khi bị cảm và nghẹt mũi, bạn có xu hướng thở bằng đường miệng, điều này làm không khí liên tục đi qua môi của bạn và làm da môi bị khô, bong tróc. Tình trạng này cũng thường gặp ở những người ngủ ngáy hoặc bị chứng ngưng thở khi ngủ. Cách trị môi khô bong tróc là tập thở bằng đường mũi, còn với người bệnh ngưng thở phải gặp bác sĩ, nếu không sẽ dẫn đến ngưng tim ngưng thở.

Cach tri moi kho bong troc mua lanh don gian nhat
 

Kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng có chứa như sodium lauryl sulfate, thành phần có khả năng gây kích ứng da và làm khô da. Nó thậm chí còn gây bệnh viêm da quanh miệng (perioral dermatitis), tình trạng khiến da vùng da quanh miệng và môi bị khô nẻ. 

Hà Di

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI