Cách mạng 4.0 - nhiều thách thức

10/07/2017 - 12:00

PNO - Các ngân hàng (NH) thương mại - cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế sẽ chuyển mình thế nào trong định hướng một nền kinh tế 4.0?

Các ngân hàng (NH) thương mại - cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế sẽ chuyển mình thế nào trong định hướng một nền kinh tế 4.0? Một nền kinh tế 4.0 của một quốc gia bắt buộc phải đi qua một chiếc cầu nối có đẳng cấp tương ứng để thông suốt với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, trong công cuộc cách mạng 4.0 này, các NH không thể là những đơn vị đi sau.  

Nhiều NH bắt đầu triển khai mạnh các dịch vụ NH số, hướng tới phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại VN giai đoạn 2016-2020.

Cach mang 4.0 - nhieu thach thuc
Trong công cuộc cách mạng 4.0 này, các NH không thể là những đơn vị đi sau.  

Trước đây đã có dịch vụ E - Banking nhưng hiện nay nhiều NH còn đẩy nhanh hơn nữa việc triển khai dự án này, thu hút nhiều người sử dụng. ThS Nguyễn Thị Gấm - NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) - cho biết, Argibank giúp khách hàng (KH) sử dụng dịch vụ qua nhiều kênh đặc biệt là Internet Banking và Mobile Banking để chuyển khoản, chuyển tiền tiết kiệm điện tử, theo dõi thông tin tín dụng...

Tương tự, NH cổ phẩn Công thương Việt Nam (Vietinbank) có dịch vụ Vietinbank Ipay - Internet Banking giúp hỗ trợ chuyển khoản, tiết kiệm trực tuyến, trả nợ khoản vay, nhận kiều hối... Hay dịch vụ ví điện tử MoMo - một loại ví tiền trên điện thoại di động dùng để thay thế tiền mặt, giúp KH thực hiện các giao dịch. NH Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng triển khai dịch vụ NH số như BIDV Business Online giúp doanh nghiệp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch mà không phải tới quầy giao dịch. 

Đó là những tiện ích đang ráo riết tiếp cận, thúc đẩy NTD sử dụng ngày càng nhiều. Sắp tới, các NH cũng hướng đến những dịch vụ NH số trong thời đại mới.

“HSBC đang nghiên cứu các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, nhận diện sinh trắc học, công nghệ blockchain và khoa học dữ liệu…” - ông Sabbir Ahmed nói. Cụ thể, công nghệ sinh trắc học - nhận diện bằng gương mặt, giọng nói, dấu vân tay có độ an toàn và tiện lợi cao hơn ít nhất gấp 5 lần so với mật khẩu kiểu truyền thống.

Song theo khảo sát của NH HSBC tại 11 nước cho thấy, chưa đầy phân nửa (46%) số người được khảo sát tin dùng. Chỉ khoảng 1/5 (21%) sử dụng nhận diện vân tay và chỉ 6% sử dụng nhận diện giọng nói. Rõ ràng, sự thiếu thông tin và lòng tin vào công nghệ chính là rào cản khiến các giải pháp tiên tiến vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi. 

ThS Nguyễn Thị Gấm cũng cho biết, các NH thương mại vẫn đang thận trọng với những sản phẩm mới, đơn cử như dịch vụ NH tại nhà “Home banking”, trên thị trường chỉ mới có vài NH thương mại như VCB, Viettinbank, ACB, Eximbank, Citibank… cung cấp. 

Mong muốn phát triển mạnh ngành NH trong định hướng nền kinh tế 4.0 đang vấp phải một số rào cản từ phía các NH cũng như trở ngại từ phía người dân. Về phía NH, các sản phẩm dịch vụ NH số cung cấp còn hạn chế, chẳng hạn dịch vụ thẻ chưa phát triển sâu rộng trong dân.

Song về phía NTD thì hiện nay mức độ tiếp cận dịch vụ NH số của người dân vùng nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VN vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực. Hai yếu tố này ảnh hưởng qua lại với nhau.

Khi NH phát triển, KH cần có sự đồng hành và nâng cao nhận thức, sử dụng công nghệ điện tử; song song đó, các NH cần chú trọng công tác tư vấn cho KH, nhất là KH vùng nông thôn; đặc biệt trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng bị đe dọa như hiện nay thì kế hoạch bảo mật tài khoản của người dân cần được đưa lên 
hàng đầu. 

Giai đoạn 2017-2020, VN sẽ có:

100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ (POS) cho phép thanh toán không dùng 
tiền mặt. 

Hơn 95% các NH sẽ triển khai dịch vụ trực tuyến (internet banking, mobile banking)

50% hộ cá nhân và gia đình ở các TP lớn sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt.

30% NH triển khai NH số.

Thanh Hoa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI