Cách hạ sốt, bù nước, chế độ ăn uống cho trẻ sốt trong mùa lạnh

16/12/2019 - 14:00

PNO - Mùa đông trẻ không chỉ sốt nhiều hơn, mà triệu chứng các cơn sốt “trong nóng, ngoài lạnh” còn khó chịu hơn cả mùa hè.

Cơn sốt mùa lạnh bất chợt ghé thăm, mẹ có thể thấy má trẻ đỏ bừng, da hơi tái, mắt kém tinh anh, người ớn lạnh, đầu đau nhức, quấy khóc, cáu kỉnh, ngủ nhiều, người nóng ran nhưng chân tay lạnh,mất nước, da nứt nẻ thêm... Chưa kể, còn bị “tra tấn” bởi loạt triệu chứng khác (ho, sổ mũi, thở nhanh...). Vậy mẹ đã biết làm thế nào để giúp bé đối phó với những “kẻ quấy rối” đáng ghét này chưa?

Hạ sốt nhanh giúp trẻ bớt khó chịu

Đầu tiên, trẻ cần được hạ sốt nếu thân nhiệt trên 38,5 độ C. Thuốc hạ sốt chứa paracetamol an toàn, ít tác dụng phụ nhất. Để trẻ vui vẻ uống thuốc, mẹ nên pha thuốc vị ngọt hương cam, thơm ngon dễ uống. Sau khi uống thuốc 30 phút thì kiểm tra lại thân nhiệt con. Với trẻ 17-25kg bất chợt sốt giữa đêm, một gói Hapacol 250 có thể giúp trẻ hạ sốt nhanh, cơ thể dễ chịu để ngủ tiếp. Ngủ trọn giấc sẽ giúp trẻ nhanh khỏe hơn là cởi áo chườm mát quá lâu.

Cach ha sot, bu nuoc, che do an uong cho tre sot trong mua lanh
Nguồn ảnh do Hapacol cung cấp

Nếu trẻ sốt đêm, sáng cắt sốt và phải đi học để cha mẹ đi làm, phụ huynh nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, bình ủ cháo ấm, sữa uống, oresol... gửi phòng y tế của trường. Sau đó, dặn dò cô giáo liều uống thuốc hạ sốt phù hợp, theo dõi trẻ chặt chẽ để kịp thời báo cho gia đình các dấu hiệu cần thăm khám ngay (co giật, sốt cao trên 40 độ, sốt lâu không hạ...).

Bù nhiều nước ấm trong mùa lạnh

Sốt cao khiến trẻ mất nước nhanh hơn, mặc dù trẻ sốt ít toát mồ hôi trong mùa đông. Loạt dấu hiệu nhận biết trẻ mất nước là: thóp chìm, khô môi, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm. Nhiều trẻ da hanh khô cũng nứt nẻ nghiêm trọng hơn khi sốt cao.

Dù thời tiết lạnh, việc yêu cầu trẻ uống nhiều nước khó khăn, song không thể bỏ qua. Có thể làm ấm nước, sữa, nước trái cây, nước dừa, nước gạo rang muối... lên khoảng 37-40 độ C để khi uống trẻ không rùng mình vì lạnh. Cho uốngnước từ từ mỗi 15-30 phút khi trẻ thức. Tránh uống nước mật ong, nước gừng khiến thân nhiệt trẻ tăng cao; nước có gas và trà làm cho trẻ tiểu nhiều hơn, khiến tình trạng mất nước trầm trọng thêm. Nếu trẻ vẫn bú mẹ thì nên tăng lượng bú và cữ bú. Nếu trẻ mất nước nhiều (nôn mửa, tiêu chảy) cho uống oresol bù điện giải.

Cach ha sot, bu nuoc, che do an uong cho tre sot trong mua lanh
Nguồn ảnh do Hapacol cung cấp

Cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu

Trẻ sốt có thể ăn uống kém hoặc không ăn suốt nhiều giờ đồng hồ. Khi đó, các món canh sườn, cháo gà, phở bò, xúp nấm giàu dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu, bù nước tốt, rất thích hợp để bồi bổ cho trẻ. Trước khi ăn, nên hâm nóng để hợp với thời tiết lạnh.

Khi sốt, trẻ thường đắng miệng. Do đó nên nấu nhạt, nêm ít muối, hoặc hầm xương củ quả để nước dùng thêm ngọt. Không nên ép trẻ ăn nhiều, bởi nếu cơ thể khó chịu chúng sẽ nôn ra hết. Sau 1-2 bữa ăn cháo, thì nên chuyển sang nấu phở hoặc cơm mềm để thay đổi khẩu vị cho trẻ.

Cach ha sot, bu nuoc, che do an uong cho tre sot trong mua lanh
 

Hapacol 250 với hoạt chất chính paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Chống chỉ định: Quá mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc, người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433 – Website: https://hapacol.vn

Số GPQC: 0759/14/QLD-TT

Thanh Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI