Cách dạy con đặc biệt của mẹ Nhật Bản

14/04/2016 - 06:30

PNO - Người nước ngoài đến Nhật du lịch hoặc làm việc thường không giấu nổi sự kinh ngạc trước cách ứng xử của trẻ em nơi đây.

Du khách phương tây nhận thấy trẻ con Nhật Bản không ồn ào, cư xử chín chắn, và chứng tỏ sự độc lập hơn hẳn so với trẻ con nước họ. Người ta ngay lập tức đoán rằng: “Chắc cha mẹ Nhật phải nghiêm khắc lắm”, hoặc “Nhật Bản thật yên bình, do vậy trẻ con có nhiều cơ hội để rèn luyện tính tự lập từ bé”, hoặc là “Mẹ Nhật không nuông chiều con như mẹ Tây”.

Cach day con dac biet cua me Nhat Ban
 

Người Nhật luôn được biết đến với những phương pháp dạy con vô cùng đáng nể.

Quá trình phát triển của một đứa trẻ là vô cùng phức tạp, chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như  nền văn hóa mà trẻ được nuôi dạy, bản tính của trẻ, phong cách nuôi dạy của mỗi bà mẹ,… Do vậy, chuyện mỗi người có một cách phỏng đoán khác nhau để lí giải sự việc này cũng là bình thường.

Vậy, cách dạy con của cha mẹ Nhật có gì đặc biệt?

Theo Heidi Keller, phương pháp giáo dục con cái của cha mẹ có thể được chia làm hai loại: một là hướng đến sự tiếp xúc gần gũi giữa mẹ và bé, hai là chú trọng vào giao tiếp ngôn ngữ qua nét mặt, ánh mắt và lời nói. Theo đó, cách dạy con của cha mẹ Nhật phổ biến rơi vào loại thứ nhất. Do vậy, những hoạt động như ngủ chung, tắm chung, chơi những trò chơi cần đến sự tiếp xúc cơ thể giữa mẹ và trẻ rất phổ biến ở Nhật.

Mẹ Nhật nổi tiếng vì khả năng lường trước được những nhu cầu của con trẻ, do vậy có thể hạn chế được việc trẻ nhặng xị lên đòi hỏi gì đó. Trong hai năm đầu đời của trẻ, mẹ Nhật hầu như luôn ở bên con từng giây từng phút. Theo một cuộc khảo sát gần đây, những bà mẹ Nhật chỉ xa con của mình 2 giờ một tuần, trong khi đó, những bà mẹ phương Tây dành tới 24 giờ một tuần cách khỏi bé con.

Trong văn hóa Nhật Bản, những hành động như thuê người giữ trẻ, đi xem phim riêng chỉ cha và mẹ, để bé ở nhà để cha mẹ đi du lịch cuối tuần thường không được nhiều người hưởng ứng. Nếu muốn trở thành một người mẹ được kính trọng ở Nhật, bạn cần đảm bảo rằng mình dành ít nhất hai năm để chuyên tâm chăm sóc con, tuy vậy, việc các mẹ ở nhà nội trợ ngày càng ít phổ biến hơn vì phụ nữ hiện đại đi làm kiếm tiền nhiều hơn.

Cach day con dac biet cua me Nhat Ban
 

Mẹ Nhật dành rất nhiều thời gian bên cạnh chăm sóc con.

Người phương Tây cho rằng cách dạy dỗ như vậy là đang nuông chiều, làm hư con trẻ. Các bà mẹ ở những nước phương Tây thường tác động cả trực tiếp lẫn gián tiếp để khích lệ tinh thần tự lập ở trẻ. Để khuyến khích tính độc lập ở trẻ, những bà mẹ sẽ để trẻ thoải mái bộc lộ cảm xúc, thậm chí om sòm nhặng xị lên vì cho rằng đó là một hành động giúp trẻ tự thể hiện tính cách bản thân. Nếu như cha mẹ ngăn con cái làm việc này tức là đang tước đoạt một bài học vô cùng thiết yếu với trẻ.

Cach day con dac biet cua me Nhat Ban
 

 Trong khi các bà mẹ phương Tây thường để con tự lập từ nhỏ.

Ngược lại, mẹ Nhật cho rằng nếu như trẻ có xu hướng tách biệt khỏi gia đình thì cần có biện pháp để tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa mẹ và bé. Kết quả là mẹ và bé sẽ dễ dàng thấu hiểu lẫn nhau, ước muốn của mẹ cũng là của bé và ngược lại.

Vậy đâu là kết quả của phương pháp dạy con kiểu Nhật?

Để hiểu được tác dụng của phương pháp này, trước tiên ta cần hiểu về thuật ngữ tự điều chỉnh. Tự điều chỉnh là khă năng điều chỉnh cảm xúc, suy nghĩ, hành động, ứng của bản thân. 

Tự điều chỉnh được biểu hiện ở nhiều trường hợp khác nhau, ví dụ như lắng nghe sự chỉ bảo của cha mẹ, khả năng tự vượt qua những cảm xúc tiêu cực hay là sự kiên trì thực hiện một việc đến cùng dù gặp phải nhiều thất bại.

Ngoài việc xác định hai nhóm phương pháp giáo dục trẻ nhỏ, Heidi Keller cũng nhận thấy có một mối quan hệ mật thiết giữa cách giáo dục của cha mẹ Nhật với giai đoạn phát triển ban đầu của quá trình tự ý thức. Có thể nói, trong những năm đầu đời của mình thì trẻ em Nhật tự điều chỉnh tốt hơn so với trẻ em các nước phương Tây. Keller cũng tìm ra rằng cách dạy con của mẹ Tây có liên hệ lớn với sự hình thành tính cách tự nhận thức.

Thế nào là tự nhận thức? Đó là khả năng hiểu được sự khác biệt giữa suy nghĩ và cảm xúc của bản thân với suy nghĩ và cảm xúc của những cá nhân khác.


 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI