Các trường đại học Mỹ từ chối sinh viên đã tiêm vắc xin của Ấn Độ và Nga

06/06/2021 - 12:42

PNO - Lý do được các trường đại học trên khắp Mỹ đưa ra là các loại vắc xin của những nước này chưa được Tổ chức y tế thế giới (WHO) phê duyệt.

Với thông báo trên đồng nghĩa với việc các sinh viên trên khắp thế giới, nếu đã được tiêm vắc xin nhưng là những loại vắc xin chưa được WHO phê duyệt thì vẫn phải tiêm chủng lại những loại đã được thông qua. Điều này bao gồm các những sinh viên đã chích vắc xin Covaxin của Bharat Biotech Ấn Độ hoặc vắc xin Sputnik V của Nga.

Các trường đại học Hoa Kỳ viện dẫn lý do là việc thiếu dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn của các loại vắc xin này vì thế dù có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin sinh viên cũng phải tiêm chủng lại từ đầu.

Một số vắc xin hiện đã được WHO phê duyệt cho đến nay bao gồm vắc xin do các công ty dược phẩm Pfizer Inc, Moderna Inc và Johnson & Johnson có trụ sở tại Hoa Kỳ sản xuất. Ngoài ra còn có vắc xin Astra của Anh, Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc.

Nhiều sinh viên có thể bị lợ mùa học tới tại Mỹ vì chưa tiêm vắc xin hoặc đã tiêm nhưng lại là những lại chưa được WHO phê duyệt
Nhiều sinh viên có thể bị lỡ mùa học tới tại Mỹ vì chưa tiêm vắc xin hoặc đã tiêm nhưng lại là những loại chưa được WHO phê duyệt

Về mối lo ngại này, người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Kristen Nordlund cho biết: “Vì vắc xin COVID-19 không thể thay thế cho nhau nên tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm hai loại vắc xin khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu”. Nordlund nói rằng những người đã sử dụng vắc xin chưa được WHO phê duyệt sẽ phải đợi 28 ngày trước khi họ có thể nhận được liều vắc xin đầu tiên được WHO phê duyệt tại Mỹ. Quyết định của các trường đại học Mỹ đã khiến nhiều sinh viên ở Ấn Độ và Nga lo ngại bởi họ đã tiêm đủ liều nhưng giờ tiêm thêm một loại vắc xin khác nếu muốn đến trường. "Tôi chỉ lo lắng về việc chích hai loại vắc xin khác nhau liệu có an toàn và có nên hay không?" Doshi một sinh viên Ấn Độ nói.

Quá trình bắt buộc sinh viên phải tiêm lại vắc xin đã được WHO phê duyệt có thể sẽ làm tổn hại đến doanh thu của các trường đại học Hoa Kỳ, vốn kiếm được khoảng 39 tỷ USD học phí mỗi năm. 

Trọng Trí (theo AP, India Today)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI