Các ông nghị Mỹ vật lộn với tình trạng bế tắc ngân sách

14/10/2013 - 10:57

PNO - PNO – Ngày Chủ nhật (13/10), mọi con mắt đều hướng về Thượng viện Mỹ với mong muốn tìm ra một thỏa thuận để loại bỏ mối đe dọa vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử, trước khi chính phủ đạt đến giới hạn vay vào ngày 17/10.

edf40wrjww2tblPage:Content

Cac ong nghi My vat lon voi tinh trang be tac ngan sach

Các nghị sĩ Dân chủ tại Thượng viện “tan sở” bằng xe buýt - Ảnh: AFP

Thượng viện đã triệu tập cuộc họp hiếm hoi vào ngày Chù nhật trong khi đang phải vật lộn tìm cách giải quyết bế tắc đã “đóng cửa” chính quyền liên bang gần hai tuần nay, một động thái khiến cả thế giới nín thở theo dõi.

Với dự báo nước Mỹ sẽ đạt đến giới hạn của quyền vay nợ vào ngày 17/10, các nhà lãnh đạo chính trị cả hai đảng đều vận động nâng trần nợ khẩn cấp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nhưng cho đến nay nỗ lực này hầu như vẫn chưa có kết quả.

Thủ lĩnh phe đa số Thượng viện, ông Harry Reid, cho biết ông sẽ có cuộc họp vào cuối ngày với đối tác Cộng hòa Mitch McConnell về tìm cách giải quyết bế tắc. Đây sẽ là cuộc đàm phán thứ hai của họ trong nhiều ngày qua. "Người Mỹ muốn Quốc hội đi đến thỏa hiệp, muốn Quốc hội mang lại một bảo đảm chắc chắn cho nền kinh tế và an ninh, chứ không phải nhiều do dự và nghi ngờ", ông nói.

Các TNS khác bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng một thỏa thuận có thể sớm đạt được, nhưng vẫn còn sự khác biệt.

"Cuộc khủng hoảng này gây tác hại khắp thế giới và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tôi hy vọng và nghĩ rằng tuần tới chúng tôi sẽ đạt được một kết luận”, TNS Cộng hòa Bob Corker phát biểu trên kênh truyền hình Fox News Chủ nhật. Tuy nhiên , ông cũng cho biết: "Trong 24 giờ qua, chưa có kết quả gì về vấn đề này”.

Sau khi Nhà Trắng bác đề nghị nâng trần nợ ngắn hạn (6 tuần) của phe Cộng hòa, bà Susan Collins, một TNS ôn hòa của đảng này, đã đề nghị một thỏa hiệp mới - nâng trần nợ của Mỹ lên đến một năm, mở cửa để chính phủ hoạt động trở lại và bãi bỏ thuế đánh vào các thiết bị y tế theo luật chăm sóc sức khỏe của Tổng thống Obama (Obamacare).

Mặc dù chưa được TNS Reid tiếp nhận, nhưng TNS Collins vẫn lạc quan rằng đề xuất của bà có thể trở thành cơ sở cho một giải pháp thoát khỏi bế tắc.

Trong khi đó, áp lực quốc tế ngày càng tăng trước viễn cảnh về khả năng Mỹ vỡ nợ sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy sụp.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde so sánh tác hại của việc không nâng trần nợ và mở lại chính phủ đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

"Vị thế của nền kinh tế Mỹ sẽ một lần nữa rơi vào lâm nguy”, bà Lagarde cho biết trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” ngày Chủ nhật của NBC.

Giám đốc Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách nỗ lực tìm biện pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng.

THIỆN ĐẠO (Theo AFP, CNN)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI