Các con tuổi teen 'tập tành' dùng son phấn, cha mẹ nên làm gì?

02/08/2018 - 09:07

PNO - Chia sẻ từ chính các bậc phụ huynh sẽ mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lựa chọn địa điểm cũng như nguồn gốc thương hiệu mỹ phẩm tốt cho con.

Mỹ phẩm cho con: Nên mua loại đắt hay rẻ?

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
Các cửa hàng nhỏ lẻ, shop tích hợp thường bán kèm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc nhưng vẫn có nhãn mác của các thương hiệu nổi tiếng như hàng chính hãng. 

Chị Mỹ Hạnh (tỉnh Tiền Giang) chia sẻ, ở tỉnh lẻ showroom mỹ phẩm chính hãng thường không có, ngay cả siêu thị nếu có cũng phải đi xa, phần lớn chị em lựa chọn mua mỹ phẩm cho mình lẫn con cái sẽ đến các shop tích hợp ngay trong chợ hoặc bên ngoài chợ. 

Tỉnh nhỏ nên người bán thường mang uy tín bản thân, gia đình ra đảm bảo lấy hàng công ty, có nguồn gốc uy tín. Người mua tin người bán là dân cùng địa phương, quen mặt bao nhiêu năm. Còn sự thật hàng đó có phải từ công ty hay nhái, khó kiểm chứng.

“Con gái tôi đến tuổi 16-17, theo thói quen của mẹ cũng đến cửa hàng mỹ phẩm. Ban đầu là sữa rửa mặt, sau là son môi, hộp phấn nước, cây mascara,... Tôi không quan tâm nhiều đến thương hiệu có uy tín, nổi tiếng không mà dùng theo thói quen và nhân viên bán hàng tư vấn, giới thiệu loại nào tốt. Nhiều lúc cầm sản phẩm về thấy tên hiệu lạ nhưng dùng hợp lại mua. Hiện da tôi đang bị nám nên khuyên con không dùng gì cả”, chị Mỹ Hạnh cho biết.

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
Những cửa hàng mỹ phẩm luôn có phong cách bày biện, trang trí đẹp mắt. 

Còn chị Ngọc Anh, thường xuyên chọn chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TP.HCM) làm nơi mua sắm, cho biết: “Mỹ phẩm cho trẻ con là mua cho vui thôi, chúng dùng được 1-2 lần phá hỏng liền. Tôi không ưu tiên mua hàng tốt, hàng hiệu, đắt tiền, phí phạm lắm. 

Tôi hay ghé vào mua cho bé mấy cây son có nhiều hình ngộ nghĩnh, vừa là đồ chơi, vừa có thể cho con điệu đà một chút. Giá cả mua trong chợ rẻ hơn khi mua trong siêu thị hay ra showroom nhiều”.

Khi được hỏi sự quan tâm về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm hay giá cả hơn, có lo lắng khi bé sử dụng hàng kém chất lượng gây dị ứng, ngộ độc da, viêm nhiễm? Chị Ngọc Anh nói: “Ai không biết đồ tốt sẽ ít gây hại, nhưng dùng với liều lượng, mật độ như thế nào mới hại nữa chứ”. 

Trong khi đó, nhóm khách hàng kỹ tính hơn sẽ lựa chọn siêu thị, trung tâm thương mại hoặc mua trực tiếp từ nước ngoài để đảm bảo được sản phẩm tốt nhất.

Chị Trần Thị Thanh, nhân viên văn phòng (quận 3, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi từng mua hàng ở siêu thị lớn như kem dưỡng mùa đông cho con. Tuy nhiên, tôi vẫn ưu tiên nhờ người thân ở nước ngoài mua loại đã quan tâm và xem kỹ thành phần, lại nhờ người mang về giúp. Chi phí đắt đỏ hơn so với mua trong nước nhưng da con trẻ rất non nớt, tôi thà mua bị đắt, không muốn con dị ứng”.

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
Phái đẹp dù đi chợ ban ngày hay ban đêm, cơ hội tiếp xúc với các sạp hàng bán mỹ phẩm luôn rất dễ dàng và phong phú chủng loại. 

Để con tự mua?

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
Nhóm học sinh tuổi teen mua mỹ phẩm. 

Với các bé tuổi teen yêu thích trang điểm, việc tự tiết kiệm tiền ăn quà vặt của bố mẹ, ông bà cho để mua mỹ phẩm là chuyện khá phổ biến.

Các sản phẩm được tuổi dậy thì yêu thích, lựa chọn nhiều nhất vẫn là từ các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc, Nhật Bản. Nguyên nhân là ảnh hưởng trào lưu văn hóa Hàn và Nhật, vì vậy, từ phong cách ăn mặc đến trang điểm đều phải giống nghệ sĩ thần tượng. Đó cũng là lý do các diễn viên/ca sĩ trở thành đại sứ thương hiệu cho các nhãn mỹ phẩm của 2 nước này luôn giúp nhãn bán hàng rất chạy.

Ngoài ra, việc tìm kiếm, tiếp cận với mỹ phẩm chính hãng của bé sống tại các tỉnh so với các thành phố lớn có nhiều hạn chế hơn. Cơ hội sử dụng hàng tốt, an toàn cho da không phải bé nào cũng hiểu rõ và biết cách chọn lựa cho đúng đắn. Nếu bé tò mò mua mỹ phẩm tại các cửa hàng nhỏ lẻ, chợ, lề đường,... nguy cơ nhiễm bệnh về da, ngộ độc da là rất lớn. 

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
Phấn nước có vỏ hộp bắt mắt, ngộ nghĩnh dành cho tuổi teen.

Nhóm học sinh cấp 3 tại TP.HCM, mua mỹ phẩm tại trung tâm thương mại quận 1, chia sẻ: “Tụi con thường chọn mua mỹ phẩm tại trung tâm thương mại hay showroom, không mua ở chợ, online để mua được hàng tốt. Khi đến tận cửa hàng, các chị nhân viên tư vấn tỉ mỉ để hiểu rõ hơn da phù hợp với loại nào. Mua ở đúng hệ thống còn được tích lũy điểm, nhận quà tặng và có cơ hội gặp thần tượng khi sang Việt Nam”.

Khi được hỏi giá tiền mỹ phẩm của các nhãn Hàn Quốc, Nhật Bản,… có phù hợp với lứa tuổi, túi tiền không? Bảo Ngân nói: “Con vừa học xong lớp 12, bố mẹ cho thêm một chút tiền tiêu vặt vì lớn hơn".

Chuyên viên tư vấn mỹ phẩm Hàn Quốc tại trung tâm thương mại nói thêm: "Với những bé sở hữu làn da khỏe mạnh, cha mẹ không nên cho con sử dụng mỹ phẩm sớm. Những bé gặp vấn đề về da nên ưu tiên thăm khám bác sĩ da liễu để điều trị và có sản phẩm phù hợp. Hiện nay nhiều bé lạm dụng và phát cuồng với mỹ phẩm dẫn đến tình trạng khuôn mặt luôn lòe loẹt, diêm dúa quá so với tuổi thật".

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
 

Cẩn trọng trước lời quảng cáo 'có cánh', giá cả siêu rẻ

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
 

Thị trường mỹ phẩm dành cho bé hiện thật - giả khó phân biệt. Nếu phụ huynh không am hiểu mỹ phẩm hoặc quan tâm kỹ đến sản phẩm, có thể chỉ với một cú click chuột, vì giá quá rẻ, hình ảnh quá bắt mắt, bao bì quá dễ thương… sẽ dễ bị xiêu lòng và chọn mua mà không suy nghĩ đến nguồn gốc hay chất lượng sản phẩm.

Nhiều lời quảng cáo hấp dẫn dễ tìm thấy hiện nay: Son dưỡng môi không màu dành cho trẻ em chỉ 65.000 đồng/tuýp, dưỡng chất vitamin E, giúp môi căng mềm mịn; Son môi organic không chất tạo màu, tạo mùi giúp bé thêm xinh của Thái Lan giá 80.000 đồng/tuýp; Son nước hình Doremon, Mèo Kitty vị trái cây giá 30.000 đồng/cây; Bộ son dưỡng môi cho Minion ngộ nghĩnh cho bé giá cạnh tranh 350.000-380.000 đồng/4 cây,…

Điểm chung của các lời rao này là hình ảnh vô cùng bắt bắt, giá cả phù hợp túi tiền phụ huynh. Các dịch vụ cho kênh bán hàng mỹ phẩm hiện nay cũng tốt và chiều khách như giao hàng tận nhà, giao khắp toàn quốc, mua số lượng nhiều giảm thêm tiền gốc, sản phẩm bị rách tem nhãn đổi trả sản phẩm mới,… 

Đồng hành cùng con khi dùng mỹ phẩm

Cac con tuoi teen 'tap tanh' dung son phan, cha me nen lam gi?
 

Với trẻ em nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản,… cho con tiếp xúc, sử dụng mỹ phẩm như kem dưỡng, kem chống nắng, son dưỡng môi luôn cần thiết bởi thời tiết tại đất nước bạn có mùa đông kéo dài hoặc mùa hè khắc nghiệt. Nếu phụ huynh không chăm sóc da cho bé, chính bé sẽ gặp rất nhiều bệnh lý về da khi thời tiết thay đổi. 

Trong khi đó, trẻ con Việt Nam, bé dưới 12 tuổi, vẫn được khuyên ưu tiên để làn da trần, dù nắng hay lạnh. Bởi nhiều bậc cha mẹ cho rằng, lựa chọn mỹ phẩm dưỡng da, dưỡng môi hoặc chống nắng cho con là không cần thiết vì tuổi quá nhỏ. Một số lo sợ con tiếp xúc mỹ phẩm - một công cụ giúp làm đẹp - vô tình khiến con điệu đà sớm, không tập trung học hành, dễ đua đòi với bạn bè, trở nên hư hỏng. 

Hiện nay, thị trường mỹ phẩm trong nước đang phát triển mạnh mẽ, các hãng nước ngoài cũng ồ ạt mở cửa hàng tại Việt Nam, đan xen là thời đại công nghệ thông tin bùng nổ. Việc phụ huynh cấm đoán hoặc răn đe con trẻ không được sử dụng mỹ phẩm chỉ mang tính nhất thời.

Nhiều bậc phụ huynh tâm sự, thay vì ngăn cản và không rõ con đang dùng loại sản phẩm có nguồn gốc như thế nào, họ đang muốn trở thành người đồng hành, tư vấn và đưa ra lời khuyên để con lựa chọn thứ tốt cho sức khỏe của chính mình cũng như mang đến sự an tâm cho cha mẹ.  

Đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM:

“Đối với mặt hàng mỹ phẩm, chúng tôi vẫn kiểm tra thường xuyên và hàng tuần đều thu giữ lượng lớn mỹ phẩm nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thông tin nhãn không đúng theo quy định,... Những mặt hàng này thường được bày bán ở các chợ, điểm bán tự phát, cửa hàng nhỏ lẻ,... Trong đó, không ít sản phẩm mỹ phẩm nhái, giả các thương hiệu lớn.

Trách nhiệm quản lý, kiểm soát không chỉ của quản lý thị trường mà cần sự phối hợp của nhiều ban ngành. Đặc biệt, Ban quản lý các chợ cũng cần tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở tiểu thương buôn bán hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đảm bảo chất lượng. Quầy, sạp nào vi phạm, Ban quản lý chợ xử lý nghiêm bằng cách ngưng hợp đồng kinh doanh thì mới răn đe được, vì trong hợp đồng có ghi rõ điều khoản không bán hàng gian, giả, kém chất lượng.

Người tiêu dùng nên nói “không”, không mua mỹ phẩm gắn mác thương hiệu mà có giá quá rẻ, vì chắc chắn không phải sản phẩm chính hãng. Khi đó, mỹ phẩm giả, lậu, kém chất lượng sẽ giảm bớt trên thị trường”.

Nguyễn Cẩm

Minh Nguyễn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI