Các bác sĩ Sài Gòn quyết giúp cụ ông 76 tuổi liệt tứ chi... cử động

12/01/2018 - 14:15

PNO - 60 năm bị cao huyết áp, 20 năm tiểu đường, 30 năm bệnh gout và hiện đang bị suy thận mạn, đã chạy lọc thận suốt 3 năm qua. Ông không thể làm bất cứ việc gì, từ gài nút áo cho tới cầm đũa ăn cơm.

Một năm trở lại đây, ông N.V.D. (76 tuổi, sống ở TP.HCM) bắt đầu bị liệt tứ chi, phải ngồi xe lăn. Tình trạng liệt ngày càng nặng khiến ông không thể tự làm bất cứ việc gì, từ gài nút áo tới cầm đũa ăn cơm.

Cac bac si Sai Gon quyet giup cu ong 76 tuoi liet tu chi... cu dong
 

Phó giáo sư tiến sĩ bác sĩ Võ Văn Thành - Cố vấn Đơn vị Sột sống, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM nhận định: Qua các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh tủy sống cổ mạn do thoái hoá cột sống cổ cốt hoá dây chằng dọc sau và bị hẹp ống sống cổ nặng, rễ thần kinh cổ.

Để giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng liệt tứ chi, chỉ còn cách phải phẫu thuật, tuy nhiên, cụ ông có tiền căn bệnh huyết áp 60 năm, bệnh tiểu đường 20 năm, gout 30 năm và hiện đang bị suy thận mạn, đã chạy lọc thận suốt 3 năm qua. Việc phẫu thuật tiềm ẩn quá nhiều rủi ro, nhưng nếu không mổ thì suốt quãng đời còn lại sẽ phải ngồi xe lăn.

Với mong muốn được sinh hoạt, đi lại bình thường, cụ ông vẫn quyết định phẫu thuật. Thế nhưng trước khi mổ, ông lại bị té ngã, gãy liên mấu chuyển xương đùi trái. Bác sĩ Hồ Nhựt Tâm, Trưởng Đơn vị Cột sống, khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trưng Vương cho biết cuộc mổ sẽ gây ra xáo trộn lớn cho người bệnh nên ê-kíp cố gắng kiểm soát tốt từ đầu về dinh dưỡng, huyết áp, nhịp tim.

Cac bac si Sai Gon quyet giup cu ong 76 tuoi liet tu chi... cu dong
Bác sĩ Hồ Nhựt Tâm

Theo bác sĩ Tâm, việc chuẩn bị tốt sẽ giúp cuộc phẫu thuật thuận lợi hơn và người bệnh phục hồi tốt hơn sau hậu phẫu. Ê-kíp bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp phẫu thuật tạo hình bản sống Tateru Shirashi, giúp bộc lộ cột sống cổ lối sau dưới kính hiển vi nhằm mục đích bảo tồn các cơ bám gai cổ với mong muốn hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật.

Bác sĩ kỳ vọng với kỹ thuật mới này, các cơ bám vào mấu gai cột sống cổ được bộc lộ hết sức tinh tế nhằm tránh tổn thương cơ và dây chằng ót, bảo tồn tối đa chức năng cơ duỗi và xoay cổ. Ngay sau cuộc phẫu thuật 2 giờ, người bệnh đã có những chuyển biến tích cực, khi tay dần hết đau, tứ chi bắt đầu cử động được.

Bác sĩ Tâm chia sẻ, việc kết hợp với vật lý trị liệu thì sau 3 tháng, cụ ông có thể trở lại sinh hoạt bình thường.

Cac bac si Sai Gon quyet giup cu ong 76 tuoi liet tu chi... cu dong
Ca phẫu thuật tại Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM

Nguyên nhân chèn ép tủy sống mạn là do thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hoá cột sống cổ, cốt hóa dây chằng dọc sau, cốt hoá dây chằng vàng. Một số ít trường hợp kết hợp nhiều nguyên nhân cùng lúc.

Triệu chứng chèn ép tủy sống thường gặp là tê các ngón (các ngón tay bị tê: hai ngón thứ 4 và thứ 5; ba ngón một, hai và ba; cả năm ngón một, hai, ba, bốn và năm; tê thường thấy ở cả ngón tay mặt lưng hay lòng khác tê đầu năm ngón tay trong bệnh viêm khớp dạng thấp).

Tê từ vai lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đến các ngón tay; tê thân mình; tê cẳng bàn chân; mất cử động khéo léo các ngón tay. Cánh tay, cẳng tay, bàn tay yếu dần, khiến không cầm nắm được đồ vật, khó cử động cổ tay, sấp ngửa cẳng tay… hay có dáng đi kiểu co giật do liệt vận động hai chân. Ngoài ra, bệnh còn có biểu hiệnrối loạn tiêu tiểu, nặng nhất là bí tiểu.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI