Cá voi xanh - Phần 3: Đâu là sự thật đằng sau ‘thử thách tự sát’ trên mạng?

21/01/2019 - 06:00

PNO - “Thử thách Cá voi xanh” đã được xác định là một “trò chơi tự sát” trên mạng nhắm đến các thiếu niên, với luật chơi là thực hiện 50 nhiệm vụ trong 50 ngày.

Thử thách này được cho là có liên quan đến số lượng lớn trường hợp tử vong trên toàn thế giới. Nhưng “trò chơi” này có nhiều điểm không như người ta nghĩ.

Những nhiệm vụ đầu tiên có vẻ khá vô hại: “thức dậy lúc nửa đêm" hoặc “xem một bộ phim kinh dị". Nhưng sau mỗi ngày, các nhiệm vụ càng trở nên đáng sợ.

“Đứng trên gờ tường của một toà nhà cao tầng”.

“Rạch lên cánh tay hình một chú cá voi”.

Và cuối cùng, người chơi được yêu cầu tự lấy mạng.

Thử thách này được nghi ngờ là khởi phát từ nước Nga, nhưng rất nhanh chóng nó đã lan sang các quốc gia khác như Ukraine, Ấn Độ và Mỹ.

Hàng trăm cái chết đã được xác nhận là liên quan đến “trò chơi tự sát” này. Nhưng các điều tra kỹ càng đã tiết lộ một điểm gây hoang mang: Trò chơi này, ít nhất là như các báo cáo ban đầu miêu tả về nó, dường như còn chưa bao giờ tồn tại.

Cá voi xanh - Phần 1: Đâu là sự thật đằng sau ‘thử thách tự sát’ trên mạng?

Cá voi xanh - Phần 2: Đâu là sự thật đằng sau ‘thử thách tự sát’ trên mạng?

Ca voi xanh - Phan 3: Dau la su that dang sau ‘thu thach tu sat’ tren mang?
 

Cá voi xanh: Sự thật hay hư cấu?

Chính những hình ảnh siêu thực và những câu chuyện rùng rợn không rõ thực hư trong các cộng đồng trao đổi của các thiếu niên là điều dễ khiến người lớn hiểu sai.

Rất có thể các nhà báo và các bậc phụ huynh đầy lo lắng đã tiếp cận các nhóm này, gán ghép các yếu tố rời rạc với nhau thành một câu chuyện vốn dĩ không có thật.

Điều này tương đồng với những phát hiện của Alexandra Arkhipova, giáo sư nghiên cứu về văn hoá dân gian ở trường ĐH khoa học nhân văn Nga. Khi bà và các đồng nghiệp thâm nhập vào các nhóm chat được cho là có liên quan đến thử thách Cá voi xanh, họ nhận thấy một điều lạ.

“Tất cả những ‘quản trò’ hoá ra là những đứa trẻ tuổi từ 12 đến 14”, Arkhipova cho biết.

Không phải là những người lớn có khả năng thao túng, tất cả những quản trò này dường như chỉ là những đứa trẻ đã đọc hoặc nghe về trò chơi này. Thậm chí nghiên cứu của Arkhipova còn có ý cho rằng “thử thách” kia không hề tồn tại một cách đáng kể cho đến khi bài báo trên tờ Novaya Gazeta gọi tên nó.

Arkhipova nói đám “quản trò” mà bà gặp trên mạng chỉ là đám bắt chước, lặp lại từng bước một của trò chơi mà báo chí đã miêu tả. “Trong tất cả các nhóm này, mọi người, chủ yếu là người trẻ, đều đang chờ đợi trò chơi này”, Arkhipova nói. “Trò chơi này chưa bao giờ bắt đầu”.

Ca voi xanh - Phan 3: Dau la su that dang sau ‘thu thach tu sat’ tren mang?
 

Tù nhân

Vậy thì chuyện của Philipp Budeikin, kẻ đã thú nhận tạo ra trò chơi này, là thế nào? Xem ra nó có liên quan đến sự nghiệp âm nhạc của anh này.

Trao đổi với nhà báo Evgeny Berg, bạn bè của Budeikin đều phản đối cáo buộc rằng anh ta là kẻ chủ mưu tàn ác.

Thực ra, họ cho biết, anh ta vào các nhóm chat, tung đầy những thông tin gây sốc liên quan đến cô bé Rina Palenkova và vụ tự sát nhằm mục đích có được càng nhiều người theo dõi càng tốt - rồi anh ta quảng cáo nhạc của mình.

Đây là một chuyện rất bình thường trên VKontakte, nơi người ta lợi dụng việc tiếp cận với một lượng lớn người dùng để quảng cáo dự án hoặc bán sản phẩm.

Sự thật đằng sau thử thách Cá voi xanh xem ra vừa buồn vừa tầm thường hơn các bài báo giật gân mà công chúng đã tin. Tỉ lệ tự tử ở Nga vốn đặc biệt cao ở đối tượng ngưởi trẻ, với tỉ lệ trẻ vị thành niên tự sát cao nhất thế giới.

Đúng là một số thiếu niên dường như bị thu hút vào những diễn đàn trên mạng nói về chuyện tự tử. Và trong những diễn đàn này, chúng chia sẻ với nhau những hình ảnh cá voi xanh. Nhưng cho rằng có một trò chơi ác độc, một trò chơi dần dần dẫn những thiếu niên mong manh đến con đường tự huỷ hoại, dường như là một lý giải quá đơn giản cho một vấn đề phức tạp.

Không có viên đạn bạc nào có thể kết liễu được tình trạng tự tử ở các thiếu niên. Cũng không phải cứ bỏ tù một ông kẹ nào đó là xong chuyện.

Đại An (theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI