PNO - Không có tiền mặt, vẫn có thể đổ xăng ngon lành. Người ở nước ngoài đã làm từ lâu, còn người Việt Nam đang làm quen với chuyện ấy, tức là trả tiền đổ xăng bằng thẻ ngân hàng.
Từ ngày 1/8/2017, người dùng có thẻ ATM của 1 trong 41 ngân hàng thành viên thuộc Liên minh Thanh toán Quốc gia Việt Nam Napas có thể dùng thẻ để thanh toán tiền mua xăng dầu, hàng hóa, dịch vụ của Tập đoàn Petrolimex thông qua các máy thanh toán thẻ POS tại các cây xăng trên toàn quốc.
Ngày 26/7/2017, tập đoàn Petrolimex, CTCP Napas và Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex PG Bank đã ký kết thỏa thuận hợp tác và công bố kết nối thành công dịch vụ thanh toán bằng thẻ ATM cho các sản phẩm và dịch vụ của Petrolimex. Đây là một thành tựu mới trong chương trình quốc gia thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam.
Trả tiền đổ xăng bằng thẻ ngân hàng ở nước ngoài đã làm từ lâu, còn Việt Nam lmới áp dụng từ 1/8.
Điều này thật tiện dụng và an toàn đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Hiện có khoảng 3,2 triệu xe ôtô và 48,3 triệu xe môtô đang lưu hành trên cả nước (theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2017 của Ủy ban An toàn Quốc gia). Tập đoàn Petrolimex cho biết họ có khoảng 20 triệu khách hàng. Như thế, tổng số tiền mà các chủ phương tiện mua xăng dầu hàng ngày rất lớn. Kéo theo đó là một lượng tiền mặt khổng lồ được chi thu trực tiếp. Bây giờ, với tùy chọn thanh toán bằng thẻ ATM, mọi sự sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn cho tất cả mọi phía có liên quan.
Theo báo cáo của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hòa, Viện Chiến lược Ngân hàng, tại sự kiện Banking Vietnam 2017, vào năm 2016, Việt Nam có 39,80% số người trưởng thành có tài khoản ngân hàng, có khoảng 110 triệu thẻ ngân hàng các loại (hơn 92 triệu là thẻ nội địa) đã được phát hành với hơn 900 triệu lượt giao dịch qua thẻ (có gần 700 triệu giao dịch qua ATM và gần 100 triệu giao dịch qua máy POS). Với xu thế hiện nay, số lượng người có thẻ ngân hàng đang ngày càng gia tăng.
Đây chính là một trong những điều kiện nền tảng để mở rộng việc thanh toán chi phí qua thẻ ngân hàng.
Việc cà thẻ để đổ xăng, qua 10 ngày thực hiện đầu tiên, có vẻ người dùng vẫn chưa mặn mà lắm. Ngay cả nhân viên cây xăng cũng chưa quen hay cảm thấy thêm phiền phức.
Thật ra, chúng ta chỉ nên coi việc thanh toán tiền mua xăng dầu bằng thẻ như một tùy chọn. Bởi nó thuộc phạm trù thói quen thanh toán, vừa cần có thời gian để làm quen, vừa hợp với những người này lại không tiện cho những người kia.
Trong nhiều năm qua, các nhà cung cấp dịch vụ như điện thoại, Internet, điện, nước, truyền hình cáp,… nỗ lực tạo sự thuận lợi cho khách hàng bằng cách tổ chức đội ngũ nhân viên đi thu tiền cước phí tận nhà hàng tháng.
Thật ra, việc để những nhân viên thu giữ và vận chuyển những khoản tiền mặt lớn như vậy, đặc biệt là phải len lỏi trong các ngõ hẻm, lên các tầng chung cư, quả là gây nhiều bất trắc cho các nhà cung cấp dịch vụ – thậm chí ẩn chứa nguy hiểm cho sinh mạng của nhân viên thu tiền.
Nếu bây giờ, việc thanh toán tiền cước có thể thực hiện qua máy POS cầm tay, các nguy cơ và bất trắc giảm thấy rõ, đồng thời cũng đem lại thuận tiện cho các bên. Chẳng hạn, tiền cước sẽ từ tài khoản khách hàng được chuyển thẳng vào tài khoản nhà cung cấp dịch vụ.
Trở lại việc cà thẻ để đổ xăng, qua 10 ngày thực hiện đầu tiên, có vẻ người dùng vẫn chưa mặn mà lắm. Ngay cả nhân viên cây xăng cũng chưa quen hay cảm thấy thêm phiền phức. Thật ra, chúng ta chỉ nên coi việc thanh toán tiền mua xăng dầu bằng thẻ như một tùy chọn. Bởi nó thuộc phạm trù thói quen thanh toán, vừa cần có thời gian để làm quen, vừa hợp với những người này lại không tiện cho những người kia.
Nếu nói là thanh toán qua thẻ đơn giản và nhanh hơn trả bằng tiền mặt thì e rằng khó thuyết phục với đặc thù ở Việt Nam. Như ở cây xăng, muốn thanh toán bằng thẻ, khách phải trình thẻ cho nhân viên kiểm tra xem có chấp nhận không và quẹt thẻ xong thì khách hàng phải nhập mã PIN xác nhận vào máy POS. Nếu gắn cố định máy POS vào cây xăng, khách phải rời xe tới trực tiếp nhập mã PIN. Khách cũng phải kiểm tra xem số tiền mà nhân viên nhập vào có chính xác hay không trước khi nhập mã PIN.
Cũng có chút lấn cấn. Ở bên Mỹ, do khách hàng chủ yếu tự bơm xăng và cây xăng hoạt động tự động, khách hàng phải nạp thẻ ngân hàng vào trước rồi bấm số tiền hay dung tích xăng muốn mua, hoàn tất việc thanh toán thì trụ bơm mới cho phép bơm đúng số lượng xăng đã mua.
Còn ở Việt Nam, việc đổ xăng thủ công và do nhân viên cây xăng trực tiếp thao tác, nếu bơm xăng xong mới cà thẻ thì có khả năng thẻ không được máy POS chấp nhận (do tài khoản không đủ tiền hay lỗi kỹ thuật). Nếu thanh toán trước mới bơm xăng thì khách hàng e ngại liệu nhân viên cây xăng có bơm đủ hay không? Việc thanh toán trước bằng thẻ cũng mặc nhiên "thủ tiêu" luôn cái tùy chọn đổ xăng "đầy bình" trước nay nhiều người vẫn quen dùng.
Qua 10 ngày thực hiện đầu tiên, có vẻ người dùng vẫn chưa mặn mà lắm.
Vì thế, tốt hơn cả là cây xăng nên trang bị máy POS di động để khách hàng có thể thao tác tiện lợi hơn. Ở đây lại phát sinh vấn đề là việc sử dụng máy POS di động kết nối qua sóng vô tuyến như vậy có vi phạm quy định cấm sử dụng thiết bị di động khi đổ xăng hay không?
Thật ra, hệ thống cây xăng Petrolimex có nhiều thuận lợi trong việc triển khai việc cà thẻ đổ xăng. Có thể nói đây chỉ là nâng cấp từ việc sử dụng một loại thẻ FlexiCard do Ngân hàng PG Bank phát hành hồi tháng 10/2009 lên chấp nhận thẻ ATM của các ngân hàng thành viên Napas. Trong nhiều năm qua, với thẻ ngân hàng FlexiCard này, khách hàng có thể mua xăng dầu và rút tiền mặt tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc
Như đã nói ở trên, việc chấp nhận quẹt thẻ thanh toán tiền ở cây xăng là một tiến bộ cần được mở rộng. Nhưng trước mắt, nó sẽ là một tùy chọn phục vụ những khách hàng có nhu cầu, đặc biệt là người sử dụng xe ôtô vốn đổ nhiều xăng. Và nó sẽ góp phần tập dợt cho cộng đồng thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.
Vấn đề ở đây là các thể loại dịch vụ khác nên làm theo Petrolimex để đẩy mạnh việc thanh toán các loại cước phí bằng thẻ ngân hàng, bổ sung cho các hình thức thanh toán qua máy ATM, ngân hàng online, ví điện tử,… lâu nay đang áp dụng rất có hiệu quả.
Nhiều thương hiệu trong lĩnh vực từ hàng gia dụng, thời trang, tới mỹ phẩm… đang ghi nhận doanh số tăng vọt khi chuyển đổi bán hàng qua hình thức livestream.
Quyết định giảm lãi suất 0,25% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khiến giá vàng thế giới giảm mạnh, giá vàng SJC trong nước giảm gần 1,2 triệu đồng/lượng.