"Cá ông trời" xông khói đắt hàng dịp tết

11/01/2025 - 07:23

PNO - Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho ông trời, cá thửng kho mật mía còn là món ăn ngon, thơm, bùi, không gây ngán… nên thường được dân biển lựa chọn trong thực đơn mâm cỗ ngày tết.

Những ngày này, hàng chục cơ sở chuyên nướng cá ở làng chài khối Yên Đình (phường Nghi Thủy, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) đa số đều phải hoạt động hết công suất để kịp cung ứng hàng cho thị trường tết. Nghề nướng cá ở đây hoạt động quanh năm, song cao điểm nhất vẫn là vụ tết.
Những ngày này, hàng chục cơ sở chuyên nướng cá ở làng chài khối Yên Đình (phường Nghi Thủy, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) phải hoạt động hết công suất mới kịp cung ứng hàng cho thị trường tết. Nghề nướng cá ở đây hoạt động quanh năm, song cao điểm nhất vẫn là vụ tết.
Cá nướng ở đây có đầy đủ các loại, kích thước khác nhau, từ những con cá thu lớn đến cá thửng, cá nục, cá trích...
Cá nướng ở đây có đủ các loại, kích thước khác nhau, từ những con cá thu lớn đến cá thửng, cá nục, cá trích...
Một trong những loại cá đắt hàng nhất dịp tết ở làng chài này là cá thửng xông khói.

Một trong những loại cá đắt hàng nhất dịp tết ở làng chài này là cá thửng xông khói.

Bà Võ Thị Tâm (61 tuổi, trú khối Yên Đình) cho biết, khi trời trở lạnh cũng là lúc vào mùa cá thửng. Từ 3g sáng, bà đã phải ra bến, đợi thuyền đánh cá của các ngư dân trở về, lựa chọn mua những mẻ cá thửng tươi ngon, to đều để về chế biến. Trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Tâm nướng gần 200kg cá thửng để cung ứng cho thị trường. Càng cận tết, nhu cầu mua cá thửng càng cao khiến nguồn cung không đủ cầu.
Bà Võ Thị Tâm (61 tuổi, trú khối Yên Đình) cho biết, khi trời trở lạnh cũng là lúc vào mùa cá thửng. Từ 3g sáng, bà đã phải ra bến, đợi thuyền đánh cá của các ngư dân trở về, lựa chọn mua những mẻ cá thửng tươi ngon, to đều để về chế biến. Trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Tâm nướng gần 200kg cá thửng để cung ứng cho thị trường. Càng cận tết, nhu cầu mua cá thửng càng cao khiến nguồn cung không đủ cầu.
Cá thửng thân tròn, mình dài cỡ gang tay người lớn, thường sinh sống ở vùng biển ven bờ. Theo người dân, loại cá này trước đây thường hiện diện trong bữa cơm ngày thường với các món như kho, nướng, nấu canh…
Cá thửng thân tròn, mình dài cỡ gang tay người lớn, thường sinh sống ở vùng biển ven bờ. Loại cá này trước đây thường hiện diện trong bữa cơm ngày thường với các món như kho, nướng, nấu canh…
Cá thửng được chế biến khá công phu. Để tạo hình tròn, lúc hấp và nướng cá không bị vỡ, chủ lò nướng thường phải tự tay lựa chọn những con cá tươi ngon. Cá sau khi rửa sạch, để ráo nước sẽ được uốn cong hình tròn bằng cách cho miệng ngậm vào đuôi cá. “Khó nhất là khâu tạo hình, làm sao uốn con cá cong tròn, cân xứng, miệng ngậm đuôi cá nhưng không được làm gãy xương” - bà Tâm nói.
Cá thửng được chế biến khá công phu. Để tạo hình tròn, lúc hấp và nướng cá không bị vỡ, chủ lò nướng thường phải tự tay lựa chọn những con cá tươi ngon. Cá sau khi rửa sạch, để ráo nước sẽ được uốn cong hình tròn bằng cách cho miệng ngậm vào đuôi cá. “Khó nhất là khâu tạo hình, làm sao uốn con cá cong tròn, cân xứng, miệng ngậm đuôi cá nhưng không được làm gãy xương” - bà Tâm nói.
Để giữ khuôn và tránh cá bị vỡ thịt, một số cơ sở phải dùng một miếng vải mỏng quấn quanh thân cá lúc luộc hoặc hấp.
Để giữ khuôn và tránh cá bị vỡ thịt, một số cơ sở phải dùng một miếng vải mỏng quấn quanh thân cá lúc luộc hoặc hấp.
Sau khi hấp chín, cá thửng được xếp lên vỉ để hong khô trong nhiều giờ.
Sau khi hấp chín, cá thửng được xếp lên vỉ để hong khô trong nhiều giờ.
Công đoạn cuối cùng để cho ra một mẻ cá thửng thành phẩm là xông khói. Chị Nguyễn Thị Hòa (58 tuổi, trú khối Yên Đình) cho biết, cá thửng được xông bằng bã mía từ 10 - 15 phút để tạo vị thơm ngọt và màu vàng bắt mắt.
Công đoạn cuối cùng để cho ra một mẻ cá thửng thành phẩm là xông khói. Chị Nguyễn Thị Hòa (58 tuổi, trú khối Yên Đình) cho biết, cá thửng được xông bằng bã mía từ 10 - 15 phút để tạo vị thơm ngọt và màu vàng bắt mắt.
Quá trình xông cá phải chú ý nhiệt độ, không được để quá nóng, lớp vảy sẽ bị xém đen, mất thẩm mỹ. “Khi sờ tay vào thấy cá khô, không còn dính tay nữa thì coi như đã hoàn thành. Khi xông với bã mía, lớp mật mía còn sót lại trong bã, vỏ thấm vào từng con cá sẽ làm cá có vị ngọt, thơm hơn” - chị Hòa nói.
Quá trình xông cá phải chú ý nhiệt độ, không được để quá nóng, lớp vảy sẽ bị xém đen, mất thẩm mỹ. “Khi sờ tay vào thấy cá khô, không còn dính tay nữa thì coi như đã hoàn thành. Khi xông với bã mía, lớp mật mía còn sót lại trong bã thấm vào từng con cá sẽ làm cá có vị ngọt, thơm hơn” - chị Hòa nói.
Sau khi xông, cá thửng chuyển từ màu trắng sang màu vàng óng rất bắt mắt.
Sau khi xông, cá thửng chuyển từ màu trắng sang màu vàng óng rất bắt mắt.
“Cá thửng được chế biến đơn giản nhất là kho với mật. Thịt chắc, xương ít, thơm, bùi mà không ngán nên được nhiều người lựa chọn trong thực đơn mâm cỗ ngày tết. Dịp này cá thửng cũng bán rất chạy, nhiều hôm không đủ hàng để bán cho khách” - chị Hòa nói.
“Cá thửng được chế biến đơn giản nhất là kho với mật. Thịt chắc, xương ít, thơm, bùi mà không ngán nên được nhiều người lựa chọn trong thực đơn mâm cỗ ngày tết. Dịp này cá thửng cũng bán rất chạy, nhiều hôm không đủ hàng để bán cho khách” - chị Hòa nói.
Trong tín ngưỡng của người dân vùng biển, cá thửng tượng trưng cho trời tròn. Do đó, trong mâm cỗ ngày tết, bên cạnh bánh chưng xanh thì người dân thường chuẩn bị thêm đĩa cá thửng để cầu mong một năm mới trời yên bể lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI