Cả mẹ chồng và con dâu đều đuối vì tiệc tùng ngày tết

25/01/2023 - 11:30

PNO - Năm nào nhà anh cũng đón khách, nhậu đủ ba mùng, chưa kể cúng bái, bày biện. Dẫu biết chỉ về đón tết ít ngày, nhưng tôi thật sự ám ảnh.

 

Tết nào chúng tôi cũng sấp mặt dọn dẹp, nấu nướng, đãi khách (Ảnh minh họa)
Tết nào chúng tôi cũng sấp mặt dọn dẹp, nấu nướng, đãi khách (Ảnh minh họa)

Không biết có ai làm dâu mà quá sợ cảnh về quê chồng đón tết như tôi không. Bình thường về quê, tôi cũng vui vẻ, lăng xăng làm hết cái này cái nọ. Nhưng cứ đến tết là tôi hãi, bởi họ hàng anh quá đông và cũng bởi quan niệm đãi khách phải “mâm cao cỗ đầy”.

Bố chồng tôi là trưởng họ, mẹ chồng cũng là dâu trưởng. Từ rất lâu rồi, họ đã quen ăn tết trong trạng thái tất bật như thế. Trước tết thì dọn dẹp bở hơi tai, lau đủ các thể loại từ chạn chén bát, dọn nhà sạch đẹp, tỉa tót mấy chậu cây. Chưa hết còn phải hút bụi, chùi quét bộ ghế bàn rồng phượng, cặp lục bình to khủng chưng kế bàn thờ.

Tôi là dâu, tất nhiên phải về sớm phụ mẹ. Dưới tôi còn hai em dâu, một em gái chồng nữa, vậy mà làm vẫn không xuể. Cứ làm xong lại bày, lại dọn. Đám trẻ con thì nhao nhao, người lớn thì hò hét. Tôi đến sợ dù năm nào cũng khung cảnh như thế bày ra.

Nhưng điều làm tôi mệt mỏi hơn cả là những ngày trong tết. Bố chồng thì lo liệu việc cúng bái, nên từ sáng sớm là cánh phụ nữ trong nhà phải chuẩn bị cơm cúng xong xuôi.

Mâm cúng phải đủ các món từ gà luộc, thịt quay, canh măng, bánh chưng bóc sẵn… Cúng xong thì chuẩn bị đón khách nườm nượp vào nhà chúc tết. Nào là chú thím, cô dì, các cháu…

Cứ mỗi lượt khách như vậy, chúng tôi lại đem trà, bánh mứt hoặc rượu thịt ra mời. Phụ nữ thì tí tách ngồi cắn hạt dưa, vừa ngồi vừa kể lể đủ chuyện. Đàn ông thì nhậu no say, nói oang oang khắp nhà.

Năm đầu về làm dâu, tôi cũng được nhỏ em chồng nói trước, nhưng không nghĩ là lại mệt như thế. Mỗi lượt khách vào là chúng tôi lại bưng đồ lên, khách về lại dọn rửa. Cứ thế hết ngày Mùng 1, tận 9 giờ tối vào phòng rồi vẫn nghe có khách. Mấy chị em lại lật đật búi tóc, ra soạn bia, chặt thịt trong trạng thái niềm nở hết sức có thể.

Cuộc nhậu có khi kéo dài tới 11, 12 giờ đêm, có khi qua hẳn ngày mới mà khách vẫn khề khà ngồi than thở chuyện này chuyện nọ.

Ngày tết khách ăn nhậu chè chén khiến phụ nữ chúng tôi ám ảnh (Ảnh minh họa)
Ngày tết khách ăn nhậu chè chén khiến chị em chúng tôi ám ảnh (Ảnh minh họa)

Năm đầu tôi làm dâu còn ngại nên thức, chờ mọi người tàn tiệc thì dọn. Tới năm thứ hai, tôi ngủ thẳng giấc, bởi biết mình cần nghỉ chuẩn bị cho ngày Mùng 2 đón khách khác.

Bố mẹ chồng tôi rất hiền, cộng thêm vai trò làm trưởng, nên cũng vui vẻ mà đón tiếp tất cả mọi người. Tôi có thể thấy mẹ chồng mệt phờ, dù bà cố gắng tỏ ra vui vẻ. Đã mấy chục năm về sống ở nhà chồng, bà thừa hiểu tính nết, thói quen của từng người trong họ. Vì thế mà bà cứ phiên phiến cho xong mấy ngày tết nhất.

Riêng đám con gái, con dâu, cũng vì thương mẹ, thương cha mà tất bật theo. Thành ra sau mỗi kỳ như thế, chúng tôi đều thấy mình rã rời, chẳng tận hưởng niềm vui xuân được chút nào.

Ở trong những cuộc nhậu ấy, không chỉ là bàn chuyện năm qua làm ăn tiền ít tiền nhiều, mà đôi khi còn là cà khịa nhau, hỏi chuyện tụi nhỏ sao chưa cưới xin, sao học hành lẹt đẹt, sao năm nay có đứa không về… Cứ thế, tết không chỉ mệt mỏi mà còn kém vui vì những lời lẽ không tinh tế.

Năm nay tôi có bầu nên bố mẹ chồng đã ra “chỉ thị” khỏi phải tiếp đón ai, cứ nghỉ ngơi, thư giãn, thích thì cùng mọi người ăn uống tiếp khách, không thì cứ tùy ý nằm nghỉ.

Tôi biết bố mẹ chồng mình thương con cháu, tính tình thoải mái, thế nhưng ước gì bố mẹ cũng nghỉ ngơi, ai vào chơi thì cứ "bánh mứt tao nhã" mà dùng. Còn cứ cỗ bàn, bia bọt thì thật sự không biết khi nào mới ngớt. Trong khi cả ông bà đều không khỏe, bia rượu liên miên mấy ngày tết cũng đủ mệt người, tàn phá sức khỏe.

Có lẽ sau cái tết này tôi sẽ tâm tình với chồng, đề xuất thử với ông bà xem thế nào. Bởi dù sao các con cũng chỉ một năm về đôi ba lần, ông bà thì cũng đã có tuổi. Lúc này cần sự thảnh thơi, nhàn nhã đón tết, vui với con cháu trong nhà, chứ không phải cứ mâm cao cỗ đầy thì mới là trọn vẹn.

K.Ngân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Để mỗi lần giỗ là một lần vui

    Để mỗi lần giỗ là một lần vui

    15-10-2024 05:46

    Chúng tôi quyết định họp kín, bàn phương án đối phó để đỡ phải huy động nhân sự nấu nướng rình rang từ giỗ sau.

  • Bất mãn "thùng nước dùng" của chồng

    Bất mãn "thùng nước dùng" của chồng

    14-10-2024 21:26

    Người ta tin rằng “thùng nước dùng” của các ông như một miếng đệm chèn vô duyên.

  • Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

    Mắc kẹt giữa trách nhiệm nuôi con và nuôi cha mẹ

    14-10-2024 06:37

    Họ buồn nhất không là việc phải gửi tiền về quê, mà là sự “bất công” trong cách mà cha mẹ “trói buộc” các con vào chữ trách nhiệm.

  • Cơn say nắng âm thầm

    Cơn say nắng âm thầm

    13-10-2024 16:23

    Vài tuần tin nhắn quan tâm qua lại, chị tưởng như mình đã gặp được tri kỷ trong lòng...

  • Tổ ấm có 2 người

    Tổ ấm có 2 người

    13-10-2024 07:12

    Hạnh phúc của chị “đóng đinh” vào việc được lo toan, dặn dò; vào chăm lo cho con trong ràng buộc.

  • Chồng không chịu tiến

    Chồng không chịu tiến

    12-10-2024 11:01

    Trước đây Linh chọn Hưng vì cần một chồng giản đơn, hiền lành. Còn bây giờ, bạn lại đôn đáo muốn chồng mình tháo vát để thành công.

  • Lòng bao dung của trẻ thơ

    Lòng bao dung của trẻ thơ

    12-10-2024 05:57

    Nhìn bãi chiến trường trước mắt, tôi bất lực, uất ức, tủi thân đến ứa nước mắt. Cuộc sống của một người mẹ đơn thân thực sự chưa bao giờ dễ dàng.

  • Những tin nhắn tình yêu

    Những tin nhắn tình yêu

    11-10-2024 15:40

    Chẳng có chuyện gì to tát, chỉ là mâu thuẫn thường ngày, nhưng hình như tình cảm vợ chồng đã có dấu hiệu nhạt phai.

  • Bước qua khủng hoảng ly hôn

    Bước qua khủng hoảng ly hôn

    11-10-2024 06:18

    Khủng hoảng ly hôn là một giai đoạn không hề dễ dàng. Tùy theo cách cuộc hôn nhân kết thúc, mức độ khủng hoảng cũng khác nhau.

  • Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    Chống ngán "ngôn ngữ cơ thể" cho chồng

    10-10-2024 22:00

    Nếu hứng thú, vợ chồng bạn có thể tham khảo “kho” ngôn ngữ cơ thể trên các trang mạng.

  • Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    Khi nào lấy tiền tiết kiệm ra tiêu?

    10-10-2024 13:24

    Không thiếu những người thu nhập ngất ngưởng, nhưng không biết quản lý tiền nên vẫn lao đao thiếu thốn...

  • Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    Ở vậy nuôi con hay đi bước nữa?

    10-10-2024 06:25

    Muốn tìm hạnh phúc cho riêng mình, nhưng nhiều người sợ đi bước nữa sẽ ảnh hưởng đến con.

  • Chẳng có gì là vụn vặt

    Chẳng có gì là vụn vặt

    09-10-2024 06:34

    Đàn ông giỏi làm ra tiền nhưng chi tiêu vung tay thì tiền cũng tìm cách chạy qua túi người khác, vợ con chẳng được nhờ.

  • "Lột xác" vì sợ mất chồng

    "Lột xác" vì sợ mất chồng

    08-10-2024 19:20

    Nguyên nhân sâu xa của sự “lột xác” là do Duyên sợ mất chồng. "Nếu mình không thay đổi, anh ấy sẽ đi tìm những quan hệ ngoài luồng”, Duyên thành thật.

  • Sau cơn say nắng

    Sau cơn say nắng

    08-10-2024 13:11

    Chiều muộn, anh vẫn nán lại nhìn Quỳnh, trong khi ở nhà, vợ anh đang chờ chồng về ăn cơm.

  • 2 cây vàng của má

    2 cây vàng của má

    08-10-2024 07:16

    Bà cho tôi thời hạn 2 năm. Trong 2 năm đó, bà sẽ can thiệp để chồng không ép gả con cho ai khác...

  • Mẹ đã về với ba

    Mẹ đã về với ba

    07-10-2024 17:35

    Ngày ba tôi đi với người vợ mới, mẹ tôi vừa hận vì bị phản bội, vừa tủi phận mình nghèo.

  • Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    Cẩn trọng trước những “đồng cảm" trên mạng

    07-10-2024 06:24

    Nhiều hội nhóm khai thác nội dung phụ nữ vất vả, thiệt thòi nhưng không được chồng ghi nhận, với mục đích tăng tương tác, tăng thành viên.