Cả làng gọi lợn là ‘ông’, cho ăn cháo gạo nếp, tráng miệng bằng hoa quả tươi

17/02/2019 - 06:00

PNO - Mỗi "ông lợn" trong lễ rước lợn đầu năm của làng La Phù được nuôi theo chế độ đặc biệt, ăn cháo gạo nếp nấu với bột sữa dinh dưỡng, tráng miệng sau ăn bằng hoa quả, mùa hè ngủ mắc màn, mùa đông có đèn sưởi.

Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi

Làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) có lịch sử lâu đời, duy trì lễ hội đặc biệt là hội rước lợn vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch. Đây là dịp mà người dân La Phù tưởng nhớ đến công ơn của Thành hoàng làng Tĩnh Quốc Đại Vương, người có công giúp vua Hùng Duệ Vương đánh giặc ngoại xâm. Tương truyền, lễ rước “ông lợn” ở La Phù bắt nguồn từ tiệc khao quân của Thành hoàng làng. La Phù là nơi ngài đứng lên chiêu mộ quân sĩ, ngày 13 tháng Giêng, ngài và nhân dân trong làng đã mổ lợn khao quân trước khi lên đường đánh giặc.

Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Cụ Nguyễn Phan Đích (70 tuổi, trưởng ban khánh tiết làng La Phù) cho biết: “Trước đây, làng có tên gọi là La Nước, là nơi mà ngài Tĩnh Quốc Đại Vương đóng quân, chiêu mộ binh lính. Sau khi đánh đuổi giặc xâm lược, ngài cũng tọa hóa tại nơi này, dân làng đã tổ chức lễ này để tỏ lòng biết ơn đến ngài. Từ đó, qua cả ngàn năm, lễ rước lợn được người dân La Phù duy trì cho tới tận bây giờ”. Trong ảnh, làng La Phù chuẩn bị cho lễ hội rước lợn.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Mỗi năm, một làng chỉ có một người được chọn mặt gửi… lợn. Đó phải là người có uy tín trong làng, có đủ cả con trai và con gái. Một lần được làm “cai đám” là mong ước chung của mọi ông chủ gia đình ở La Phù; song mỗi năm, mỗi làng chỉ có một người được chọn, nên thường họ phải đăng ký trước đó một năm, thậm chí có người chờ đợi suốt mấy năm mới đến lượt.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
“Nhà được trở thành cai đám là rất quan trọng ở làng La Phù, họ tâm niệm nhờ đó mà làm ăn tốt, gặp nhiều may mắn. Chính vì thế lễ hội ngày càng phát triển, to đẹp hơn. Theo nguyên tắc từ xưa để lại, làng có 6 giáp (đơn vị tổ chức nông thôn thời phong kiến), mỗi một giáp thì có một cụ xin đăng cai nuôi lợn. Sau này, làng mở rộng ra có nhiều thôn nên ngày càng có nhiều lễ (một lễ là một “ông lợn”). Trước năm 80 thì có khoảng 11-12 lễ, sau này số lễ tăng lên đến 17 lễ”, cụ Đích cho biết.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Giống lợn được chọn lựa kỹ càng từ đầu năm, nuôi cho đến ngày 13 tháng Giêng âm lịch mới xuất chuồng. Lợn phải là lợn đực, tai rộng, mõm bẹ, chân tay cao to, người bề bản, mặt không có nếp nhăn. Người xin nuôi lợn, nhận lợn đều phải làm lễ ở đình làng rồi mới bắt đầu nuôi.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Khâu nuôi lợn, chăm lợn vô cùng phức tạp, thường chỉ có một người được cho “ông lợn” ăn trong suốt cả quá trình nuôi, dù bận mấy cũng phải nhớ giờ về cho ăn. Trong trường hợp đột xuất người khác cho ăn thì người này cũng không được đi đám xá, tang lễ gì. Ngoài ra, không một người lạ nào được vào trong chuồng nuôi cho đến khi sát với ngày làm lễ. 
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Ông Nguyễn Văn Sinh (52 tuổi, thôn Độc Lập, La Phù) chuẩn bị hoa quả tráng miệng cho 4 "ông lợn" được nuôi tại nhà mình. Khẩu phần ăn mỗi ngày của các “ông lợn” thường là cháo gạo nếp nấu cùng bột dinh dưỡng, bột sữa. Sau khi ăn xong còn được dùng hoa quả như táo, chuối, lê, cam, bưởi Diễn... để tráng miệng. Ngoài các bữa chính, còn có nhiều bữa phụ là từ 1-2 quả trứng gà sống để tăng đề kháng. Khi cho ăn, người nuôi còn phải mời “các ông” dùng bữa như với một người bề trên. Ăn xong, mỗi “ông lợn” đều có khăn bông riêng để rửa mặt bằng nước mưa, mùa đông thì phải dùng nước ấm. 
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi

Không chỉ công phu về thức ăn, mà việc chăm sóc các “ông lợn” cũng phải tuân theo chế độ vô cùng đặc biệt. Các “ông” được tắm rửa hằng ngày, thậm chí ngủ còn được mắc màn hoặc đốt nhang muỗi. Mùa đông nhiệt độ thấp, người nuôi phải đốt than hoặc thắp đèn sưởi để sưởi ấm cho “ông lợn”. Cụ Đích nói: “Các ông lợn ốm, bỏ ăn thì cũng không được tiêm mà phải lên đình xin lễ cho đến khi khỏi, thường thì chỉ khoảng 2-3 lễ là các ông lại khỏe như bình thường. Từ trước đến nay, cũng ít khi có trường hợp các ông lợn ốm nặng, chỉ bỏ ăn là cùng. Đặc biệt là không có trường hợp bị mất”.

Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Chuối là món ăn ưa thích của các "ông lợn". Nhờ nuôi chế độ khắt khe, các “ông lợn” của La Phù lớn nhanh, đẹp mã và cũng ít khi đau ốm, bệnh tật. Do thời điểm hiện tại, nhiều nhà không còn khu chăn nuôi lợn nên một số gia đình đăng cai sẽ gửi về một hộ dân nuôi tập trung cho cả thông hoặc vài thôn. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn khắt khe như nói trên vẫn phải được duy trì một cách cẩn trọng. 
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Mọi công phu, cầu kỳ ấy xuất phát từ việc bà con tin rằng khi các “ông” đẹp… dáng, đẹp da trên kiệu tế thì dân làng mới gặp nhiêu thuận lợi trong làm ăn; nếu không cẩn thận, để các “ông” sơ sảy thì chỉ có hoạ cả làng. Trong ảnh, sau bữa chính là bữa tráng miệng bằng hoa quả, người cho ăn cũng phải đưa bằng hai tay.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi

Sớm tinh mơ ngày 13, “ông lợn” được ăn bữa no cuối cùng. Đến trưa, nhà “cai đám” làm mấy mâm cỗ để mời các cụ trong làng đến làm lễ; đó cũng là “tiệc” mời những người đàn ông đến tham gia “hóa kiếp” lợn. Chiếu hoa được trải từ cửa chuồng ra đến sân giếng để làm “đường” cho “ông lợn” đi, những người đàn ông trong làng vừa xua, vừa chắn giữ cho “ông” đi đúng đường.

Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Giấy màu đỏ - màu may mắn được cắt ra để gắn thêm vào tai, vào mũi; bút dạ đen vẽ trên giấy trắng hình đôi mắt đang mở, lông mi đen dài; trên trán “ông” là bông hoa sặc sỡ. Độc đáo và cầu kỳ nhất là tấm “mạng che mặt” của “ông”, đó chính là lớp mỡ chài - tấm màng mỡ mỏng được bóc từ khoang bụng, xung quanh dạ dày. Những tấm “mạng che mặt” như những sợi len đan hình mắt lưới trắng tinh, nếu chỉ thoáng nhìn, hẳn ai cũng lầm tưởng “ông” được phủ lên tấm vải ren đẹp đẽ.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Từ sẩm tối, các “ông lợn” được đưa lên kiệu rước từ nhà quan đám trong khắp các xóm ra đình; làng nào ở gần đình nhất thì rước “ông” ra trước, làng ở xa thì rước ra sau. Đi cùng kiệu “ông” có các đội múa lân, múa sênh tiền, có làng mời đội kèn bát âm, lại có làng vời cả đội kèn tây rinh rượp.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Phu kiệu khiêng "ông lợn" phải là những thanh niên chưa vợ. Những “ông lợn” cỡ 150 - 200kg, được cả chục thanh niên chung sức khiêng.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Các “ông lợn” được đưa vào sân đình và bên trong đình, đúng thời khắc chuyển giao giữa ngày 13 và 14, các bô lão bắt đầu làm lễ tế. Sau khoảng một tiếng đồng hồ kính cẩn dâng lễ vật lên thành hoàng làng, bà con tập trung cả ở sân đình hồi hộp chờ các cụ công bố kết quả thi, xem “ông lợn” của làng nào đẹp nhất.
Ca lang goi lon la ‘ong’, cho an chao gao nep, trang mieng bang hoa qua tuoi
Những "ông lợn" từ khắp các làng thôn tề tựu về đình chờ làm lễ. “Giải thưởng” chỉ là dăm bao thuốc, mấy gói chè, nhưng làng nào cũng dốc tâm dốc sức, bởi đó là tấm lòng, là ước mong của bà con dâng lên Đức Thành hoàng. Rạng sáng, “ông lợn” trở về nhà “cai đám”, thịt của ông được chia đều cho tất cả các hộ trong làng, đó là “lộc thánh” đầu năm.

An Vũ - Ngọc Minh Tâm

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI