Sáng ngày 14/1 (tức 23 tháng Chạp) mỗi gia đình lại chuẩn bị lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời
Việc cúng cá chép sống làm phương tiện giao thông cho Táo quân về trời, sau đó phóng sinh cũng là một nét nhân văn đáng gìn giữ, bảo tồn
Trong ngày 14/1, nhiều người dân tại Hà Nội nô nức đến các ao hồ để thả cá chép
Theo tục lệ, chỉ cần thả 1 hoặc 3 cá chép. Tuy nhiên, có nhiều người lại lựa chọn ngày này kết hợp với thả cá phóng sinh nên thả một số lượng cá lớn cùng lúc
Nhiều cá chép đã phải bơi ngửa bụng trước khi kịp đưa các Táo lên chầu trời
Chị Trương Ngọc Anh (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Tôi ở Nhật cùng với chồng. Năm nay được về, được làm cơm cúng và thả cá chép đúng tục ngày tết. Tôi tranh thủ đi thả sớm để không bị đông đúc quá"
Những người ở gần khu vực ao hồ thì đem theo xô chậu nhẹ nhàng thả cá xuống nước. Còn những gia đình ở xa phải đi xe máy và để cá chép trong túi nilon
Nhiều người đứng nhìn các ông cá nổi ngửa bụng ngay cạnh bờ sau khi được thả
Anh Hưng (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: "Những năm trước, tôi thấy nhiều người ném luôn cả cá chép cùng túi nilon xuống hồ. Tuy nhiên, năm nay thì người dân đã ý thức hơn, không làm như thế nữa"
Túi nilon thừa sau khi thả cá được chất đống trên bờ
Nhiều người còn đeo theo tro, tàn chân hương ra ao hồ để thả cùng với cá chép
Hình ảnh phương tiện của ông Táo chết nổi bên cạnh mặt tro tàn hương
Tại chân cầu Long Biên, đội tình nguyện viên có mặt từ sáng sớm để thu dọn những vât phẩm thừa của người dân sau khi thả cá như túi nilon, bát hương, bàn thờ...
Các tình nguyện viên truyền tải thông điệp không xả rác ra môi trường vì một Hà Nội sạch đẹp. Cũng nhờ vậy mà khuyến cáo thả cá, không thả túi nilon lan tỏa mạnh mẽ trong ngày ông Công, ông Táo
Cá chép được cho vào xô, thùng rồi từ từ đưa xuống sông, thả gần mặt nước. Điều này giúp cá chép được an toàn, mạnh khoẻ để đưa các Táo lên chầu trời