Bụt, tiên dưới góc nhìn lạ của những họa sĩ đương đại

05/07/2024 - 15:15

PNO - Tại triển lãm "Trạm", công chúng sẽ bất ngờ khi ngắm các tranh vẽ bụt, tiên với cách thể hiện không theo khuôn khổ trước nay.

Sáng 5/10, triển lãm Trạm của 6 hoạ sĩ: Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Thị Minh Tâm, Nguyễn Hiền, Nguyễn Phan Bách, Nguyễn Hữu Thông và Lê Bá Cầu khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP Thủ Đức, TPHCM). Cả 6 hoạ sĩ đều đang hoạt động tại Hà Nội. Ông Nguyễn Thiều Kiên, giám đốc bảo tàng cho biết mong muốn đưa các tác phẩm của họ có dịp tiếp cận công chúng yêu nghệ thuật ở phía nam.
Sáng 5/7, triển lãm Trạm của 6 họa sĩ: Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Thị Minh Tâm, Nguyễn Hiền, Nguyễn Phan Bách, Nguyễn Hữu Thông và Lê Bá Cầu khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (TP Thủ Đức, TPHCM). Cả 6 họa sĩ đều đang hoạt động tại Hà Nội. Ông Nguyễn Thiều Kiên - Giám đốc bảo tàng - cho biết, ông mong muốn đưa các tác phẩm 6 họa sĩ này có dịp tiếp cận công chúng yêu nghệ thuật phía Nam.
Tranh trừu tượng trước nay vốn khó tiếp cận công chúng. Ông Kiên cho rằng tác phẩm trừu tượng thường thể hiện chiều sâu cảm xúc, không gian, hoàn cảnh mà các hoạ sĩ sáng tác. Sự cảm nhận cũng phụ thuộc vào cảm xúc, tâm trạng của người xem. “Số đông chưa hiểu được tranh trừu tượng thì càng phải có các triển lãm tạo điều kiện để họ giao tiếp, chia sẻ với nhau, gần nhau hơn, công chúng dễ đón nhận hơn”, ông Kiên chia sẻ.
Tranh trừu tượng trước nay vốn khó tiếp cận công chúng. Ông Kiên cho rằng tác phẩm trừu tượng thường thể hiện chiều sâu cảm xúc, không gian, hoàn cảnh mà các họa sĩ sáng tác. Sự cảm nhận cũng phụ thuộc vào cảm xúc, tâm trạng của người xem. “Số đông chưa hiểu được tranh trừu tượng thì càng phải có các triển lãm tạo điều kiện để họ giao tiếp, chia sẻ với nhau, gần nhau hơn, công chúng dễ đón nhận hơn” - ông Kiên chia sẻ.
Triển lãm mang tên Trạm với ý nghĩa tác phẩm của mỗi hoạ sĩ như một toa tàu kết nối với nhau, và trạm cũng là một phần kết nối tất yếu.
Triển lãm mang tên Trạm với ý nghĩa tác phẩm của mỗi họa sĩ như một toa tàu kết nối với nhau, và trạm cũng là một phần kết nối tất yếu.
Tranh của hoạ sĩ Lê Bá Cầu khắc hoạ vẻ đẹp của nhiều nhà thờ. Anh cho biết luôn choáng ngợp khi đứng trước các thánh đường, bởi sự uy nghiêm cũng như vẻ đẹp kiến trúc mang lại. Theo anh những hình ảnh mờ ảo, đôi lúc cuồn cuộn giống như tâm trí của bản thân.
Tranh của họa sĩ Lê Bá Cầu khắc họa vẻ đẹp của nhiều nhà thờ. Anh cho biết luôn choáng ngợp khi đứng trước các thánh đường, bởi sự uy nghi cũng như vẻ đẹp kiến trúc mang lại. Theo anh, những hình ảnh mờ ảo, đôi lúc cuồn cuộn giống như tâm trí của bản thân.
Tác phẩm Giáo đường 4 của Lê Bá Cầu với kích thước lớn 1,5*2,5 mét gây chú ý tại triển lãm. Điểm thú vị của tranh là những đường nét dường như được ẩn đi, nhưng khi nhìn kỹ ở khoảng cách tương đối sẽ hiện rõ.
Tác phẩm Giáo đường 4 của Lê Bá Cầu với kích thước lớn 1,5 x 2,5m gây chú ý tại triển lãm. Điểm thú vị của tranh là những đường nét dường như được ẩn đi, nhưng khi nhìn kỹ ở khoảng cách tương đối sẽ hiện rõ.
Lê Thị Minh Tâm là hoạ sĩ nữ duy nhất tham gia triển lãm này. 5 tác phẩm của chị tại triển lãm đều có kích cỡ lớn, lấy ý tưởng từ vẻ đẹp của đàn ông trước biển khơi, với cảm hứng từ chuyện Lạc Long Quân.
Lê Thị Minh Tâm là họa sĩ nữ duy nhất tham gia triển lãm này. 5 tác phẩm của chị tại triển lãm đều có kích cỡ lớn, lấy ý tưởng từ vẻ đẹp của đàn ông trước biển khơi, với cảm hứng từ truyền thuyết về Lạc Long Quân.
Các tranh của nữ hoạ sĩ 7X đều có nhiều màu sắc. Theo chị đó cũng chính là sự thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Các tranh của nữ họa sĩ 7X đều có nhiều màu sắc. Theo chị, đó cũng chính là sự thể hiện cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Trong số 5 tranh có 2 tranh vẽ tiên nữ với hình dáng khá lạ mắt, khác với quan niệm dân gian trước nay. Hoạ sĩ cho rằng bản chất nhân vật, con người không thay đổi, nhưng với góc nhìn khác nhau thì cách thể hiện khác nhau. Chị muốn thể hiện hình tượng trong tranh vượt qua những khuôn khổ.Theo chị, một hoạ sĩ khi sáng tác thì trước tiên thoả mãn cái tôi cá nhân. Còn công chúng có quyền lựa chọn “khẩu vị” cho phù hợp với bản thân.
Trong số 5 tranh có 2 tranh vẽ tiên nữ với hình dáng khá lạ mắt, khác với quan niệm dân gian trước nay. Họa sĩ cho rằng bản chất nhân vật, con người không thay đổi, nhưng với góc nhìn khác nhau thì cách thể hiện khác nhau. Chị muốn thể hiện hình tượng trong tranh vượt qua những khuôn khổ. Theo chị, một họa sĩ khi sáng tác thì trước tiên thỏa mãn cái tôi cá nhân. Còn công chúng có quyền lựa chọn “khẩu vị” cho phù hợp với bản thân.
Hoạ sĩ Nguyễn Xuân Hoàng mang đến loạt tranh với tên gọi Bụt, được đánh số thứ tự khác nhau. Anh vẽ phật với góc nhìn ngược từ trên xuống, tạo nên hình khối khá thú vị. Những tác phẩm mang gam màu tươi sáng, bắt mắt, đường nét mềm mại.
Họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng mang đến loạt tranh với tên gọi Bụt, được đánh số thứ tự khác nhau. Anh vẽ Phật với góc nhìn ngược từ trên xuống, tạo nên hình khối khá thú vị. Những tác phẩm mang gam màu tươi sáng, bắt mắt, đường nét mềm mại.
Những bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Xuân Hoàng
Những bức tranh của họa sĩ Nguyễn Xuân Hoàng thu hút người xem bởi những đường nét, hình khối lạ mắt với góc nhìn ngược.
Hoạ sĩ Nguyễn Phan Bách thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên với cấu trúc, góc nhìn lạ mắt. Trong khi đó, hoạ sĩ Nguyễn Hiển thể hiện những dấu vết thời gian, sự hưng thịnh suy tàn, sự níu giữ những giá trị tốt đẹp… Còn hoạ sĩ Nguyễn Hữu Thông cho rằng anh lưu lại cảm xúc và gửi đi những thông điệp nhỏ qua các bức tranh của mình.
Họa sĩ Nguyễn Phan Bách thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên với cấu trúc, góc nhìn lạ mắt. Trong khi đó, họa sĩ Nguyễn Hiển thể hiện những dấu vết thời gian, sự hưng thịnh suy tàn, sự níu giữ những giá trị tốt đẹp… Còn họa sĩ Nguyễn Hữu Thông cho rằng anh lưu lại cảm xúc và gửi đi những thông điệp nhỏ qua các bức tranh của mình.
2 tác phẩm Vũ điệu sắc màu (trái) và Quãng đường của tạo hoá (phải) của hoạ sĩ Nguyễn Phan Bách.
2 tác phẩm Vũ điệu sắc màu (trái) và Quãng đường của tạo hoá (phải) của họa sĩ Nguyễn Phan Bách tại triển lãm. Triển lãm kéo dài từ ngày 5 - 21/7, mở cửa tự do.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI