"Buồn như mất sổ gạo"…

27/12/2020 - 05:51

PNO - Giới trẻ 9X có câu: “Buồn như con chuồn chuồn”. Đó chỉ là cách nói vui cho vần mà thôi. Còn thế hệ 5X, 6X trở về trước lại có câu: “Buồn như mất sổ gạo”, câu nói này thì có lịch sử hẳn hoi.

Sau năm 1975, gạo phân phối theo cơ quan và địa phương. Trong trường đại học, mỗi sinh viên được 16 ký gạo/tháng. Tùy cơ quan, nếu công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được 23 ký gạo/tháng. Tại địa phương mỗi người được 9 ký gạo/tháng. Gạo được phân phối nhiều đợt. Mỗi lần mua gạo, các gia đình nghèo thường mang ra chợ bán phần lớn, chỉ chừa lại một ít để ăn. Không phải chúng tôi dư gạo, mà phải bán gạo để giải quyết mọi nhu cầu sinh hoạt trong cuộc sống trước, rồi mới “chạy gạo” ăn sau.

Thời chúng tôi, mất sổ gạo coi như chết đói, làm sao không buồn cho được - Ảnh: Internet

Là sinh viên, tôi mua gạo tại trường. Sống trong ký túc xá sinh viên sáu người một phòng, chúng tôi đăng ký bốn phần ăn, còn hai phần gạo chúng tôi thay nhau mua. Ăn tại ký túc xá bị trừ 12 ký gạo/tháng/người. Những ngày không ăn thì được trả lại gạo, thêm vào số gạo dư, mỗi chiều, chúng tôi “rinh” số gạo này ra chợ chiều Thủ Đức bán rồi mua chuối, đường, đậu… về nấu chè. 

Có lần mang gạo đi bán, chúng tôi đụng mặt bà trưởng phòng tổ chức trường đại học. Biết chúng tôi là sinh viên của trường, bà chỉ cười nhẹ. Gia đình tôi cũng trông vào số gạo của tôi ở trường. Đến phần tôi mua gạo, mẹ và anh hớn hở đi xe buýt lên trường, vào ký túc xá rinh 16 ký gạo về mà chẳng thấy nặng.

Có lần trời mưa, người ta bán gạo nhiều đợt, đợt cuối còn hai ký, gia đình không còn gì ăn, mẹ tôi lên trường kiếm gạo. Xuống kho gạo, người ta chỉ lên kho bếp. Đến kho bếp thì trời đã về chiều, lại không phải ngày xuất gạo. Khi nghe tôi gõ cửa xin mua gạo, thấy hai mẹ con ướt mèm trong mưa, cô thủ kho động lòng cân gạo cho mẹ con tôi. Hành động này khiến tôi nhớ mãi.

Năm 1978, thực phẩm khan hiếm, một ký gạo quy ra bốn ký bột mì hoặc bảy ký khoai. Bọn sinh viên một tuần được một bữa ăn cơm, còn lại ăn bánh mì do lò bánh mì của trường chế biến từ số bột mì tiêu chuẩn của sinh viên. Trước khi xây lò bánh mì, chúng tôi thường được ăn bánh canh bột mì hoặc khoai trừ cơm. Về nhà tệ hơn, nhiều lúc còn không có cả khoai để ăn!

Hồi công tác ở nông trường, tôi vuột mất một phần gạo 16 ký vì một tháng bệnh, không làm việc. Họ nói “không làm thì không có tiêu chuẩn gạo”. Cuối thập niên 1970, người ta chỉ bán gạo, dầu lửa cho cán bộ công nhân viên và những người thân diện “ăn theo”. Mẹ tôi cần giấy xác nhận của cơ quan để được đưa vào diện “ăn theo” công nhân viên. Có nơi xác nhận, có nơi không xác nhận. Những lúc không được xác nhận, mẹ không được mua gạo, dầu hỏa. Bà buồn mất mấy ngày.

Giờ đây mọi người xài bếp gas, bếp điện… thi thoảng mới thấy có người vào tiệm tạp hóa mua dầu lửa. Rồi thường xuyên nghe các cháu chọn đại lý gạo uy tín để mua gạo vừa thơm, vừa dẻo mà tôi cười buồn. Các cháu lớn lên khi đất nước đã đổi mới nên làm sao biết được, thời ông bà, cô dì, chú bác… quý từng giọt dầu lửa, mừng rỡ khi thấy xe thực phẩm về, dù đó là xe khoai lang đa số bị sùng, luôn ao ước có loại gạo “đổ nước tới đâu gạo nở tới đó” để gia đình được bữa cơm hiếm hoi.

Nghe tôi nhắc lại, các cháu xua tay: “Thôi bà Út ơi, cái thời đó tụi con không tưởng tượng được. Chỉ biết sống là phải hưởng thụ. Cứ gạo ngon, thơm, dẻo là ăn chứ nghĩ chi nhiều”. Nhỏ cháu gọi tôi bằng cô, thế hệ 8X đời giữa thêm vào: “Hôm nào cô Út ngán cơm, con mua hủ tíu mềm xào, hoặc pizza, hamburger cho cô Út ăn”.

Biếm hoạ về việc mất sổ gạo trong triển lãm Thương nhớ thời bao cấp năm 2018 tại Hà Nội
Biếm hoạ về việc mất sổ gạo trong triển lãm "Thương nhớ thời bao cấp" năm 2018 tại Hà Nội

Thế nhưng, tôi vẫn thường hâm cơm nguội dù bị các cháu cản. Tôi tiết kiệm từng hột gạo, từng món ăn dư thừa… hệt như mẹ và dì ngày xưa. Mỗi lần thấy chúng tôi phung phí thức ăn, mẹ hay rầy: “Phải để tụi bây đói một lần cho biết… Năm 1945, người ta chết vì đói, không có cả cơm cháy để ăn kìa”.

Những ngày đói khát đó đã qua lâu lắm rồi, và chẳng ai còn muốn nhớ nữa, nói chi mấy đứa cháu tôi hôm nay không biết sổ gạo là gì, cũng như không thể biết được nỗi buồn, hay hiểu được một “tai họa” kinh khủng thế nào với một cá nhân, một gia đình khi để mất sổ gạo. 

Nguyễn Ngọc Hà

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.