Kim ngạch XK bảy tháng đầu năm ước đạt 115,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Đây là những tín hiệu tích cực trong hoạt động XK. Tuy nhiên, trong quá trình XK, DN gặp rất nhiều rủi ro từ khâu vận chuyển đến thanh toán...
Khâu nào cũng... “kẹt”!
Nhiều DN cho biết, những rủi ro thường gặp phải trong quá trình XK là ở khâu thanh toán, vận chuyển và không ít trường hợp do không hiểu luật của nước nhập khẩu, hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế nên bị trả về.
Ông Nguyễn Hữu Nghị - GĐ Công ty (CT) CP Đầu tư Thương mại Thái Bình kể: mới đây, CT nhập một lô hàng đĩa nhôm của Hàn Quốc và XK sang thị trường Cuba. Hàn Quốc yêu cầu thanh toán TT (Telegraphic Transfer - chuyển tiền bằng điện), CT đặt cọc 30% trị giá đơn hàng, 70% còn lại thanh toán trước mười ngày giao hàng.
|
Để xuất khẩu thuận lợi, bên cạnh kiểm soát kỹ chất lượng hàng, DN cần tìm hiểu kỹ đối tác, chọn hình thức thanh toán phù hợp. |
“Đơn hàng này giá trị cả triệu USD, nếu thanh toán TT sẽ rất rủi ro vì CT chưa rõ mức độ uy tín của đối tác. Chúng tôi yêu cầu họ mở bảo lãnh ngân hàng nhưng họ không đồng ý. Lúc này, nếu như có một đơn vị độc lập ở nước ngoài có thể đánh giá tình hình tài chính, tính pháp lý của nhà cung cấp này thì mình sẽ yên tâm hơn để đặt cọc tiền. Không giải quyết được vấn đề này thì coi như đơn hàng không thành công”, ông Nghị nói.
Không chỉ gặp khó khăn với bên đối tác, nhiều DN còn vật vã vì bị kẹt hàng trong quá trình chuyển hàng qua cảng để XK. Thay vì hàng tới cảng và đi trong ngày thì lại bị kẹt nhiều ngày.
Mới đây, hàng loạt DN XK rau quả, thủy sản dở khóc vì các lô hàng XK có nguy cơ bị trả về do các DN không nắm thông tin cũng như quy định của nước nhập khẩu (NK). |
Ông N.N.Đ – GĐ CT Đ.N.K.P.T, than: “Hàng qua cảng bị neo lại qua đêm, không xuống tàu kịp, chúng tôi phải chờ 3 – 7 ngày mới có chuyến tàu kế tiếp, làm chậm tiến độ XK. DN phải chịu thêm chi phí phát sinh, chỉ riêng tiền điện là 40USD/giờ, nhân lên có khi phải trả tới 20 triệu đồng tiền điện cho một đợt chờ tàu tới.
Trong đợt hàng mới đây nhất, tôi xếp thứ tự 4/11 DN chờ làm thủ tục tại cảng Cát Lái để xuống hàng. Nhưng mới tới DN thứ hai, cán bộ chức năng không làm tiếp, dù lúc này mới chỉ 21g. Cuối cùng, CT tôi và 8 DN còn lại buộc phải chờ, dẫn đến chậm trễ thời gian thông quan, tốn thêm chi phí điện bảo quản hàng hóa và còn có nguy cơ chậm trễ hợp đồng với đối tác. Tình trạng tắc nghẽn hàng hóa thường xuyên diễn ra như thế là rủi ro lớn mà những DN XK như chúng tôi đang phải đối mặt”.
Mới đây, hàng loạt DN XK rau quả, thủy sản dở khóc vì các lô hàng XK có nguy cơ bị trả về do các DN không nắm thông tin cũng như quy định của nước nhập khẩu (NK).
Ông Nguyễn Đình Tùng - TGĐ CT XNK Vina T&T, cho biết vừa nhận được cảnh báo từ phía nhà NK Mỹ về các chất cấm mà nước này quy định với sản phẩm rau quả nhập từ VN: “Các nhà NK Mỹ hiện kiểm tra rất kỹ hàng rau quả nhập từ VN, vì nếu cơ quan chức năng phát hiện chất cấm thì chính nhà NK cũng bị xử phạt. Như mới đây, Mỹ phát hiện chất carbendazim trong một lô hàng của DN VN xuất qua và đã buộc tiêu hủy lô hàng, phạt nhà NK hơn 50.000 USD. Sau đó, nhà NK Mỹ đã gửi cảnh báo cho phía DN VN, sẽ ngừng NK nếu còn vi phạm”, ông Tùng kể.
Những trở ngại không đáng có như thế cứ liên tục xảy ra, làm thế nào để DN có thể đưa hàng XK thẳng tiến?
|
Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đang xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia trên thế giới. |
Gỡ “nút thắt” bằng cách nào?
Các DN cho biết, quy định về chất cấm carbendazim của Mỹ đã có từ lâu, Bộ NN&PTNT VN cũng đưa carbendazim vào danh mục chất cấm nhưng phải đến năm 2019, chất này mới bị cấm hoàn toàn. Vì vậy, nguy cơ rau quả nhiễm carbendazim trong quá trình sản xuất vẫn còn và theo đó, các lô hàng bị Mỹ trả về vẫn chưa dừng lại, trừ khi chất cấm trên bị thu hồi, tiêu hủy và cấm lưu thông trên thị trường ngay lập tức.
Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN hàng VN chất lượng cao, cho biết chỉ trong sáu tháng đầu năm nay, đã có tới 45% kiện hàng xuất sang Mỹ bị trả lại do thiếu các hồ sơ quy trình của sản phẩm, chưa kể đến chất lượng sản phẩm. “DN cần phải nắm rõ bộ tiêu chuẩn của luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA) của Mỹ để giảm rủi ro, tránh chuyện hàng bị trả về. Mặc dù đạo luật trên đã được ban hành từ rất lâu nhưng các cơ quan, DN lại ít chú ý về những quy định trong đạo luật này, dẫn tới hàng hóa XK sang Mỹ gặp gặp nhiều rủi ro”, bà Hạnh nói.
Các chuyên gia cũng tư vấn DN cần nhận diện lại thị trường và nên chọn các nước đã có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với VN để tận dụng ưu thế của hiệp định và hành lang pháp lý rõ ràng. |
Ông Phạm Thiết Hòa - GĐ Trung tâm Xúc tiến thương mại & đầu tư TP.HCM (ITPC), cũng nhìn nhận: “Bên cạnh kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm, DN cần nâng tầm quản trị tốt, từ vận chuyển đến giao hàng, ký kết hợp đồng, và đặc biệt là hiểu rõ pháp lý, tôn giáo ở thị trường XK.
DN cũng nên chọn lọc, đánh mạnh vào thị trường trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao với những mặt hàng của VN có ưu thế cạnh tranh được. XK đến nhiều nước là tốt nhưng có những thị trường mà sản lượng XK quá ít sẽ làm DN mất thời gian, mất nhiều công sức đầu tư vì sản phẩm chưa là thương hiệu mạnh ở thị trường đó”.
Các chuyên gia cũng tư vấn DN cần nhận diện lại thị trường và nên chọn các nước đã có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với VN để tận dụng ưu thế của hiệp định và hành lang pháp lý rõ ràng. Thực tế, các nước luôn có những rào cản kỹ thuật, có cả những kiêng kỵ liên quan đến tôn giáo để hạn chế nhập khẩu, nhưng nhờ vào FTA mà DN vẫn XK thuận lợi.
Vì vậy, có thể nói FTA là hành lang tốt cho DN VN XK trong thời gian tới. ITPC cũng đang hướng DN đến những thị trường đã ký kết FTA như Nhật, Hàn Quốc, các nước Asian… là thị trường chiến lược.
Trao đổi với phóng viên báo Phụ Nữ về trường hợp ách tắc ở cảng Cát Lái của ông N.N.Đ. - GĐ CT Đ.K.P.T, đại diện Chi cục Hải Quan cảng Sài Gòn Khu vực 1, cho biết: “Theo quy định, thời gian giám sát, làm thủ tục thông quan XK 24/24. Về trường hợp DN đã phản ảnh, nếu DN cung cấp đầy đủ thông tin, ngày giờ cụ thể làm thủ tục cho lô hàng nào, chúng tôi sẽ kiểm tra, xử lý”. |
Nguyễn Cẩm