Bụi mù liên tục bao phủ Sài Gòn, quan trắc vẫn túc tắc

16/01/2020 - 08:19

PNO - Các đợt trời mù mịt xuất hiện liên tục gây cảm giác cay mắt, khó chịu cho người dân khi ra đường. Thế nhưng, công tác quan trắc vẫn túc tắc, mỗi tháng cập nhật một lần.

Những ngày đầu năm 2020, tình trạng trời mù mịt ở TPHCM lại tái diễn, khiến người tham gia lưu thông trên đường phố cảm thấy rất khó chịu.

Cay mắt – đó là cảm giác mà hầu như ai cũng có thể cảm nhận được vào những ngày di chuyển trong không khí mù mịt trắng đục kéo dài từ sáng đến chiều.

 TP HCM  thường xuyên bị bụi mù bao phủ, các tòa nhà cao tầng  gần như biến mất trong nền trời nhuộm màu trắng đục. (Ảnh chụp lúc 10 giờ ngày 12/1/22020).
TPHCM thường xuyên bị bụi mù bao phủ, các tòa nhà cao tầng gần như biến mất trong nền trời nhuộm màu trắng đục - Ảnh chụp lúc 10 giờ ngày 12/1/2020

Anh Nguyễn Văn Minh (nhà ở phường Thạnh Lộc, quận 12) chia sẻ: “Tôi sống ở quận 12 nhưng đi làm ở quận 1, trên đường đi làm tôi để ý thấy có sự khác nhau rất rõ giữa tình trạng mù và trời mù mịt do ô nhiễm. Trước đây tình trạng mù thường thấy rõ ở khu vực vùng ven – nơi gần sông nước nhưng thời gian gần đây thì lại xuất hiện ở khu vực trung tâm thành phố với mức độ khá đậm đặc.’’

Lấy cầu An Lộc, giáp ranh giữa quận Gò Vấp và quận 12 làm "cột mốc", anh Minh giải thích: “Trước đây, vào những ngày trời trở lạnh, khu vực ngoại thành thường có sương mù xuất hiện. Nếu đi theo trục đường Hà Huy Giáp đến cầu An Lộc – sông Vàm Thuật sẽ thấy từ cây cầu này trở về quận 12 tình trạng mù sương rất rõ. Tuy nhiên, càng đi vào nội thành đến địa bàn quận Gò Vấp, Phú Nhuận, quận 3… thì tình trạng mù ít dần. Còn hiện nay, vào những ngày có hiện tượng trời mù mịt thì khu vực nội thành cũng y hệt vùng ven”.

Theo người dân, trước đây, tình trạng trời  mịt chỉ thấy rõ ở khu vực ngoại thành, nơi gần sông nước nhưng hiện nay khu vực nội thành cũng vậy, có nhiều đợt kéo dài suốt từ sáng đến chiều.
Theo người dân, trước đây, tình trạng trời  mịt chỉ thấy rõ ở khu vực ngoại thành, nơi gần sông nước nhưng hiện nay khu vực nội thành cũng vậy, có nhiều đợt kéo dài suốt từ sáng đến chiều.

Theo anh Minh, vào những ngày tình trạng mù mịt xuất hiện cả ở vùng ven lẫn nội thành và kéo dài đến trưa, anh cảm thấy khó chịu, mắt hay bị cay xè. Do đó, anh đoán rằng nguyên nhân có thể là do ô nhiễm.

“Vào những ngày trời mù mịt trong tháng 12/2019 tôi có theo dõi bảng thông tin điện tử trên đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) nhưng chỉ thấy thông số quan trắc không khí từ tháng 11. Do đó, sau này tôi không theo dõi thông tin trên đó nữa”, anh Minh bày tỏ thêm.

 Bảng điện tử hiển thị thông tin về chất lượng môi trường trên đường Nguyễn Oanh ( quận Gò Vấp) tắt ngấm trong ngày 28/12/2019, đúng vào TP.HCM đang ngày xảy ra hiện tượng mù trời. Song, cho dù bảng điện tử này có hoạt động thì phải mất một tháng sau, kết quả quan trắc chất lượng không khí  đợt mù trời cuối tháng 12 mới được cập nhật.
Bảng điện tử hiển thị thông tin về chất lượng môi trường trên đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp) tắt ngấm trong ngày 28/12/2019, đúng vào dịp TPHCM đang ngày xảy ra hiện tượng trời mù mịt. Song, cho dù bảng điện tử này có hoạt động thì phải mất một tháng sau, kết quả quan trắc chất lượng không khí  cuối tháng 12 mới được cập nhật.

Ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, thời gian gần đây, TPHCM luôn có tình trạng mù vào sáng sớm. “Đây là hiện tượng các hạt sol khí (bụi, tinh thể muối....), cùng với hơi nước trong không khí gặp nhiệt độ không khí thấp dễ chuyển thành trạng thái bão hoà, tạo nên lớp mù (giống như cơ chế hình thành mây), làm giảm tầm nhìn”, ông Quyết giải thích.

Theo, ông Quyết, vào cuối năm, các tỉnh ở Bắc bộ thường xuất hiện hiện tượng sương mù. Nhưng đối với TPHCM tình trạng mù mịt đó vào dịp này là hiện tượng mù, không phải sương mù.

“Đây là hiện tượng mù khô, hiện tượng này thường liên quan đến ô nhiễm không khí. Khi nhìn trong không khí có lớp màu vàng đục, đi vào khu vực mù ta cảm giác cay mắt, đó là hiện tượng mù do ô nhiễm. Tuy nhiên, muốn xác định chính xác cần có đo đạc phân tích chất lượng môi trường”, ông Quyết  giải thích thêm.

 Tình trạng mù trời ở TP HCM không chỉ xuất hiện ngày càng nhiều mà mức độ “đậm đặc”” cũng tang lên. Có những đợt bầu trời mù mịt đến mức các tàu thuyền trên song Sài Gòn gần như biến mất.
Tình trạng trời mù mịt ở TPHCM không chỉ xuất hiện ngày càng nhiều mà mức độ “đậm đặc” cũng tăng lên. Có những đợt bầu trời mù mịt đến mức các tàu thuyền trên sông Sài Gòn gần như... biến mất.

Vì sao hiện tượng trời mịt ở TPHCM lại xảy ra liên tục? Trong các đợt trời mù mịt đó, có bao nhiêu đợt là hiện tượng tự nhiên (sương mù), bao nhiêu đợt là do không khí bị ô nhiễm? Cụ thể, từ tháng 10/2019 đến nay đã có bao nhiêu đợt trời mù mịt do ô nhiễm?

Trao đổi với phóng viên Báo Phụ nữ TPHCM về những vấn đề trên, ông Cao Trung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường TPHCM) nhìn nhận, tình trạng trời mù mịt trong năm 2019 xảy ra nhiều, lặp đi lặp lại gây cảm giác khó chịu cho người dân khi đi ra đường. Song, ông Sơn không trả lời cụ thể có bao nhiêu đợt trời mù mịt là do ô nhiễm cũng như mức độ ô nhiễm của từng đợt mà chỉ giải thích chung tình trạng trời mù mịt hay xảy ra vào dịp cuối năm và nguyên nhân là do nhiệt độ xuống thấp, làm giảm khả năng phát tán của các chất ô nhiễm trong không khí…

Theo ông Sơn, hiện nay việc quan trắc chất lượng không khí chỉ thực hiện thủ công, thường theo định kỳ mỗi tháng một lần nên kết quả không được cập nhật kịp thời lên các bảng thông tin điện tử trên đường phố.

Bài - ảnh: Trung Thanh

 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI