Bột tươi tháng Chạp

26/12/2022 - 07:37

PNO - Xóm tôi không ai gói bánh tết bằng bột mua ở chợ. Má tôi nói, nhà nhà trồng lúa, lấy nếp mới làm bột sẽ thơm ngon hơn nhiều.

Nắng sớm lạnh và đầy hơi sương. Bông cúc, vạn thọ, mào gà cùng nhiều loại hoa khác của mọi nhà đều đơm nụ. Không hẹn mà cả xóm tôi rục rịch rửa cối đá, ngâm gạo nếp đem xay.

Như một truyền thống, xóm tôi không ai gói bánh tết bằng bột mua ở chợ. Má tôi nói, nhà nhà trồng lúa, lấy nếp mới làm bột sẽ thơm ngon hơn nhiều. 

Má cân đúng chục ký nếp hương, vo sạch, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau, chị em tôi bị giục dậy sớm dọn dẹp nhà cửa rồi phụ má xay bột. Chị em tôi cố hết sức quay cán gỗ của cối đá, đổi tay liên tục mà vẫn mỏi nhừ. Xay xong lượt thô, phải xay thêm một lần nữa cho nước bột thật nhuyễn thật mịn.

Tôi đã thấy mọi người làm bột nhiều lần, từ khi còn bé xíu, nên thuộc lòng mọi thao tác. Gạo xay xong được đổ vào một cái túi vải to, buộc kín miệng rồi treo lên. Nếu không treo, các dì, các cô sẽ đặt túi trong thúng tre, dằn vật nặng phía trên cho nước lẫn trong bột thoát ra từ từ. 

Sau một đêm, bột đóng thành khối trắng, có mùi hơi chua. Má tôi bảo đó là mùi bình thường của bột tươi, chỉ cần bẻ khối bột thành từng cục nhỏ, phơi khô dưới nắng là mùi chua đó biến mất.

Bẻ bột để phơi là cả một nghệ thuật. Chỉ cần nhìn mâm phơi, người ta có thể đoán phụ nữ trong nhà có đảm đang hay không. Người tỉ mỉ, khéo tay sẽ bẻ bột thành những cục có hình dáng đẹp và gần như đều răm rắp. Có người còn xé mỏng một ít sợi lá dứa rải đều trên mâm để bột được ướp hương thơm.

Ngược lại, kẻ vụng về thường bất cẩn làm nát bột, miếng to miếng nhỏ lộn xộn, mâm phơi chỗ dày chỗ mỏng, trông rối mắt.

Mùi nắng tháng Chạp có chút gì đó nôn nao, vừa gợi thời gian sắp kết thúc một năm, vừa như nhắc nhở một mùa xuân mới đang đến rất gần. Mùi nắng ở sân nhà này pha lẫn với mùi chua của bột tươi. Bước thêm vài bước, nắng thơm hơn với mùi bột đã chín khô của nhà bên cạnh, nghĩa là nhà này đã làm bột sớm hơn và mâm phơi bước sang ngày thứ hai, thứ ba, gần như hoàn tất quá trình hong khô. 

Những năm về sau, khi 2 đứa con gái 14-15 tuổi, má tôi chuyển sang làm bột giấm thơm. Má bảo làm bột giấm trải qua nhiều công đoạn hơn và bột cũng ngon hơn nhiều. Chúng tôi đã lớn, có thể vừa giúp má vừa học được kỹ năng giấm bột nếp. 2 chị em hì hục ngâm nếp, xay bột.

Những công đoạn này không có gì khác so với cách làm bột thông thường. Bột được đổ hết vào chiếc khạp. Khạp là đồ gốm hình trụ, tròn to, miệng rộng, có nắp, dùng để chứa đựng. Má gọt bỏ vỏ rồi băm nhuyễn mấy trái thơm, vắt lấy nước. Nước thơm được hòa lẫn trong khạp bột rồi đậy nắp cẩn thận. Sáng sớm hôm sau, tôi và chị Hai giành nhau mở nắp khạp để xem bột giấm của chúng tôi thơm như thế nào.

2 đứa thò đầu vào nhìn xong đều bịt mũi bỏ chạy. Bột đã bị hôi thối, trương lên đầy bọt, màu úa vàng pha lẫn váng nâu. Chúng tôi chỉ chờ má ra lệnh đem đổ bỏ. Má cười, quy trình làm bột giấm thơm thủ công là phải trải qua giai đoạn này. 

Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa

Theo lời má dặn, ngày 3 lần sáng, trưa, chiều, chúng tôi thay nước cho bột. Đợi bột lắng xuống đáy là đổ bỏ phần nước phía trên, sau đó cho nước sạch vào, khuấy đều. Việc thay nước cứ lặp đi lặp lại đều đặn như vậy. Càng thay nước, bột càng sáng trắng, mùi chua khó chịu cũng dần biến mất. Má bảo càng siêng lọc nước, bột sẽ càng dẻo mịn. Khi gói bánh ít hấp chín, bột sẽ trong đến nỗi nhìn thấy nhân bên trong như thế nào. 

Cái bánh ít bột giấm thơm của má tôi đúng là dẻo và nhìn được nhân bên trong, rất khác với bánh bột nếp thông thường. Giờ má đã già, chị em tôi chỉ mua bột công nghiệp đóng gói sẵn. Thật ra, chúng tôi cũng không còn gói bánh ít mỗi dịp xuân về, chỉ đặt mua để cúng bàn thờ tổ tiên. Nhưng tôi vẫn nhớ mùi bột và cách làm bột của làng xóm thuở nào. 

Việt Quỳnh
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.