"Bóp nghẹt” lòng sông để nuôi hàu

24/11/2024 - 06:35

PNO - Tình trạng nuôi tự phát, không được quy hoạch khiến một số dòng sông ở Nghệ An bị “bóp nghẹt”, ảnh hưởng đến luồng lạch giao thông đường thủy, gây mất an toàn cho tàu thuyền qua lại.

Cửa biển Lạch Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) - nơi cuối nguồn sông Mai Giang chảy đổ ra biển - là nơi ra vào của hàng trăm tàu thuyền đánh cá ra neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, khu vực này hiện đang bị bủa vây bởi “trận địa” cọc nuôi hàu tràn lan trên sông.
Cửa biển Lạch Cờn (phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An) - nơi cuối nguồn sông Mai Giang chảy đổ ra biển - là nơi ra vào của hàng trăm tàu thuyền đánh cá neo đậu tránh trú bão. Tuy nhiên, khu vực này hiện đang bị bủa vây bởi “trận địa” cọc nuôi hàu tràn lan trên sông.
Hàng loạt bè mảng chắc chắn bằng tre được người dân đầu tư, lắp đặt nằm san sát nhau ở cửa sông Mai Giang kéo dài hơn 1km để nuôi hàu.
Hàng loạt bè mảng chắc chắn bằng tre được người dân đầu tư, lắp đặt nằm san sát nhau ở cửa sông Mai Giang kéo dài hơn 1km để nuôi hàu.
Có những đoạn, các giàn hàu 2 bên bờ vươn ra đến quá 1/3 lòng sông, thu hẹp dòng chảy.
Có những đoạn, các giàn hàu 2 bên bờ vươn ra đến quá 1/3 lòng sông, thu hẹp dòng chảy.
Tình trạng nuôi tự hàu phát, không được quy hoạch khiến luồng lạch giao thông đường thủy dần bị thu hẹp, tàu thuyền qua lại nơi đây rất khó khăn và nguy hiểm.
Tình trạng nuôi tự hàu phát, không được quy hoạch khiến luồng lạch giao thông đường thủy dần bị thu hẹp, tàu thuyền qua lại nơi đây rất khó khăn và nguy hiểm.
Để nuôi hàu ở cửa sông, người dân thường dùng cọc tre đóng xuống sông để neo giữ các bè nuôi hàu. Hàu sau đó được treo lên dây để thả xuống sông. Một số nơi người dân thường đóng trực tiếp cọc tre hoặc cọc bê tông xuống sông rồi treo các lốp xe cũ cho hàu bám vào.
Để nuôi hàu ở cửa sông, người dân thường dùng cọc tre đóng xuống sông để neo giữ các bè nuôi hàu. Hàu sau đó được treo lên dây để thả xuống sông. Một số nơi người dân thường đóng trực tiếp cọc tre hoặc cọc bê tông xuống sông rồi treo các lốp xe cũ cho hàu bám vào.
Từ xa, có thể thấy hàng trăm bè mảng nuôi hàu được người dân đóng cọc tre thả dày đặc trên mặt nước hai bên bờ. Lúc triều xuống, trên mặt nước lộ ra bãi cọc tre nuôi hàu nhô lên như bãi chông.
Từ xa, có thể thấy hàng trăm bè mảng nuôi hàu được người dân đóng cọc tre thả dày đặc trên mặt nước hai bên bờ. Lúc triều xuống, trên mặt nước lộ ra bãi cọc tre nuôi hàu nhô lên như bãi chông.
Khi triều lên, những chiếc cọc này chìm trong nước, trở thành cái “bẫy” đối với tàu thuyền ra vào.
Khi triều lên, những chiếc cọc này chìm trong nước, trở thành cái “bẫy” đối với tàu thuyền ra vào.
Một số người dân phường Quỳnh Phương cho biết, thời gian qua chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền, tháo dỡ bè nuôi hàu trên luồng lạch. Nhưng vì nghề nuôi hàu đã gắn bó với họ từ hàng chục năm qua, nếu tháo dỡ sẽ chưa biết làm công việc gì nên đang chờ thời gian thích hợp.
Một số người dân phường Quỳnh Phương cho biết, thời gian qua chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền, tháo dỡ bè nuôi hàu trên luồng lạch. Nhưng vì nghề nuôi hàu đã gắn bó với họ từ hàng chục năm qua, nếu tháo dỡ sẽ chưa biết làm công việc gì nên đang chờ thời gian thích hợp.
Tình trạng này cũng đang diễn ra nhiều năm qua tại xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Vốn chỉ được nuôi với quy mô nhỏ lẻ, nhưng những năm gần đây, quy mô và số hộ nuôi tăng lên nhiều khiến “trận địa” cọc tre chiếm dụng hơn 2/3 lòng sông.
Tình trạng này cũng đang diễn ra nhiều năm qua tại xã An Hòa (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Vốn chỉ được nuôi với quy mô nhỏ lẻ, nhưng những năm gần đây, quy mô và số hộ nuôi tăng lên nhiều khiến “trận địa” cọc tre chiếm dụng hơn 2/3 lòng sông.
Lãnh đạo UBND xã An Hòa cho biết, hiện còn 20 hộ nuôi hàu trên sông, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền. Chính quyền xã này đang nỗ lực vận động người dân tháo dỡ, di chuyển lồng bè nuôi hàu. Tuy nhiên, việc này cần thời gian để vận động vì còn ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống và việc chuyển đổi nghề của người dân.
Lãnh đạo UBND xã An Hòa cho biết, hiện còn 20 hộ nuôi hàu trên sông, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu thuyền. Chính quyền xã này đang nỗ lực vận động người dân tháo dỡ, di chuyển lồng bè nuôi hàu. Tuy nhiên, việc này cần thời gian để vận động vì còn ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống và việc chuyển đổi nghề của người dân.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI