Bông lúa vàng 2024 về Bạc Liêu

11/01/2025 - 19:57

PNO - Chiều 11/1, tại Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) đã diễn ra vòng chung kết xếp hạng cuộc thi Bông Lúa Vàng 2024 với sự tranh tài của 6 thí sinh. Kết quả, Nguyễn Huỳnh Như đến từ Bạc Liêu đã xuất sắc giành danh hiệu quán quân Bông Lúa Vàng 2024.

Tại vòng chung kết xếp hạng, 6 thí sinh là: Nguyễn Thị Hà Xuyên (sinh năm 1990, quê Hậu Giang), Huỳnh Văn Tánh (1991, Long An), Khưu Hoài Thương (1983, Bạc Liêu), Lâm Thị Thùy Linh (1993, Bình Thuận), Nguyễn Tấn Siêng (2000, Sóc Trăng), Nguyễn Huỳnh Như (1993, Bạc Liêu) đã thể hiện 1 trích đoạn cải lương (không quá 15 phút), có sự hỗ trợ của nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Thành phần ban giám khảo vòng chung kết xếp hạng Bông Lúa Vàng 2024 cũng đổi mới với sự góp mặt của NSND Thanh Nam, NSND Phượng Loan, NSND Trọng Phúc, bên cạnh 2 vị giám khảo kỳ cựu những năm qua là NSƯT Huỳnh Khải và nghệ sĩ Thanh Hằng.

Ban tổ chức tặng hoa cho ban giảm khảo
Ban tổ chức tặng hoa cho ban giảm khảo

Đại diện ban giám khảo, NSƯT Huỳnh Khải cho biết, để có mặt ở vòng chung kết xếp hạng, cả 6 thí sinh đã vượt qua nhiều vòng thi đầy tính thử thách với các bài ca mới về quê hương đất nước, xây dựng nước nhà hôm nay và đặc biệt phải thể hiện được các bài bản Tổ. “Đây là phần thi đặc thù của riêng giải Bông Lúa Vàng, là thử thách ngay cả với những người đã hoạt động sân khấu lâu năm. Cho nên, 6 thí sinh hôm nay, không chỉ có chất giọng, còn có kiến thức rộng về đờn ca tài tử - cải lương” – NSƯT Huỳnh Khải cho biết.

Với phần dự thi vai chị Sứ trong trích đoạn Tiếng vọng hang Hòn (kịch bản: Ngô Linh - Đình Duy, trợ diễn: Điền Trung, Hồng Thêm, Lâm Chí Ngoán), thí sinh Nguyễn Huỳnh Như đến từ Bạc Liêu đã thuyết phục được hội đồng giám khảo và giành danh hiệu quán quân Bông Lúa Vàng 2024.

Nguyễn Huỳnh Như được hội đồng giám khảo đánh giá có giọng ca tốt, chắc nhịp và diễn xuất giàu cảm xúc.
Nguyễn Huỳnh Như đạt danh hiệu quán quân Bông Lúa Vàng 2024 với 19,9 điểm
Trong vai chị Sứ, Nguyễn Huỳnh Như được ban giám khảo đánh giá có chất giọng tốt, chắc nhịp, diễn xuất giàu cảm xúc

Giải Nhì thuộc về Huỳnh Văn Tánh (nghệ danh Trọng Tánh) trong vai Lý Huệ Tông, trích đoạn Thái sư Trần Thủ Độ (soạn giả: Nguyễn Quốc Khánh, trợ diễn: NSƯT Ngọc Đợi).

NSƯT Huỳnh Khải góp ý Trọng Tánh cần thực sự thuộc lời và thể hiện chính xác lời ca - thoại của tác giả. Vì chỉ cần thiếu hoặc sai 1 từ thôi đã dẫn đến nghĩa khác. Cũng cần luyện tập để ca trong lòng câu cho chín.
NSƯT Huỳnh Khải góp ý Văn Tánh cần thực sự thuộc lời và thể hiện chính xác lời ca - thoại của tác giả, vì chỉ cần thiếu hoặc sai 1 từ thôi đã dẫn đến nghĩa khác. Cũng cần luyện tập để ca trong lòng câu cho chín. Văn Tánh đạt 19,87 điểm

Vào vai Nương trong trích đoạn Ngược gió (kịch bản: Tiết Duy Hòa, chuyển thể: Hoàng Song Việt, trợ diễn: Nguyễn Thanh Toàn), thí sinh Lâm Thị Thùy Linh đạt giải Ba.

NSND Thanh Nam đánh giá Thùy Linh có sắc vóc, giọng ca có thể trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng Linh cần rèn luyện thêm để vô vọng cổ cho ngọt, cũng như phát âm tròn vành rõ chữ để truyền tải trọn vẹn cảm xúc cho người nghe. “Cần chú ý thể hiện cảm xúc hợp lý. Em đang ca mùi mà thét lên sẽ làm đứt cảm xúc của khán giả...” – NSND Thanh Nam góp ý.
NSND Thanh Nam đánh giá Thùy Linh có sắc vóc, giọng ca có thể trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng Linh cần rèn luyện thêm để vô vọng cổ cho ngọt, cũng như phát âm tròn vành rõ chữ để truyền tải trọn vẹn cảm xúc cho người nghe. “Cần chú ý thể hiện cảm xúc hợp lý. Em đang ca mùi mà thét lên sẽ làm đứt cảm xúc của khán giả...” – NSND Thanh Nam góp ý
Chọn một vai diễn khó nhưng Lâm Thị Thùy Linh đã làm khá tốt và giành giải Ba với 19,8 điểm

3 giải Khuyến khích thuộc về Khưu Hoài Thương, Nguyễn Tấn Siêng, và Nguyễn Thị Hà Xuyên. Riêng thí sinh Nguyễn Tấn Siêng còn nhận thêm 2 giải là “Thí sinh được yêu thích nhất” (qua tin nhắn bình chọn của khán giả) và “Phong cách ấn tượng” (do khán giả tại nhà hát VOH bình chọn trong buổi thi).

Thí sinh Nguyễn Tấn Siêng dự thi trích đoạn Đường đời hai lối (soạn giả: Thạch Tuyền, trợ diễn: Yến Khoa, Trung Dũng). NSND Trọng Phúc nhắc nhở Tấn Siêng cần tìm hiểu kỹ tâm lý nhân vật, sắp xếp đường dây, tình huống hợp lý để thể hiện đúng cảm xúc nhân vật mới có thể bật được giọng ca của mình. Cả 2 câu vọng cổ trong bài thi của Siêng đều không đạt yêu cầu.
Nguyễn Tấn Siêng dự thi trích đoạn Đường đời hai lối (soạn giả: Thạch Tuyền, trợ diễn: Yến Khoa, Trung Dũng). NSND Trọng Phúc nhắc nhở Tấn Siêng cần tìm hiểu kỹ tâm lý nhân vật, sắp xếp đường dây, tình huống hợp lý để thể hiện đúng cảm xúc nhân vật mới có thể bật được giọng ca của mình. Cả 2 câu vọng cổ trong bài thi của Siêng đều không đạt yêu cầu
Nguyễn Tấn Siêng là thí sinh đầu tiên đạt cả 2 giải thưởng phụ là "Thí sinh được yêu thích nhất" và "Phong cách ấn tượng"
Thí sinh Khưu Hoài Thương dự thi trích đoạn Nàng Xê Đa (kịch bản: Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ, chuyển thể: Thể Hà  Văn, trợ diễn: Thanh Hiền). NSND Phượng Loan tiếc cho Hoài Thương có chất giọng tốt nhưng lại chọn trang phục không phù hợp. Việc sử dụng mạng che mặt hơn 2/3 tiết mục là không cần thiết nhưng đã làm ảnh hưởng nhiều đến giọng ca, cũng như khán giả không thể thấy được nét diễn của thí sinh.
Thí sinh Khưu Hoài Thương dự thi trích đoạn Nàng Xê Đa (kịch bản: Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ, chuyển thể: Thể Hà Văn, trợ diễn: Thanh Hiền). NSND Phượng Loan tiếc cho Hoài Thương có chất giọng tốt nhưng lại chọn trang phục không phù hợp. Việc sử dụng mạng che mặt hơn 2/3 tiết mục là không cần thiết nhưng đã làm ảnh hưởng nhiều đến giọng ca, cũng như khán giả không thể thấy được nét diễn của thí sinh
Thí sinh Nguyễn Thị Hà Xuyên dự thi trích đoạn Nửa đời hương phấn (Soạn giả: Hà Triều - Hoa Phượng, trợ diễn: Thúy Loan, Hoàng Việt Trang). NSND Phượng Loan nhận xét Hà Xuyên không giữ được giọng ca khỏe như ở vòng trước, ca lướt nhiều và phần diễn bị át bởi phụ diễn. “Chất giọng của em cũng không phù hợp dạng vai bi thiết như thế này. Cần chú ý chọn vai diễn phù hợp chất giọng, nếu không dễ phản tác dụng” – NSND Phượng Loan nhắc nhở.
Thí sinh Nguyễn Thị Hà Xuyên dự thi trích đoạn Nửa đời hương phấn (Soạn giả: Hà Triều - Hoa Phượng, trợ diễn: Thúy Loan, Hoàng Việt Trang). NSND Phượng Loan nhận xét Hà Xuyên không giữ được giọng ca khỏe như ở vòng trước, ca lướt nhiều và phần diễn bị át bởi phụ diễn. “Chất giọng của em cũng không phù hợp dạng vai bi thiết như thế này. Cần chú ý chọn vai diễn phù hợp chất giọng, nếu không dễ phản tác dụng” – NSND Phượng Loan nhắc nhở

Sau 31 mùa giải, dù ban tổ chức đã nỗ lực rất nhiều để giữ gìn một cuộc thi có bề dày truyền thống về nghệ thuật cải lương nhưng với xu thế thời đại, cũng không tránh khỏi việc cạn nguồn nhân lực dự thi. Chất lượng thí sinh vào vòng chung kết xếp hạng lần này thua sút nhiều so với các mùa giải trước đây. Đây là điều đáng tiếc và cũng là thử thách cho VOH trong công tác tổ chức mùa giải Bông Lúa Vàng lần thứ 32 trong năm 2025.

Cô gái đến từ Bạc Liêu Nguyễn Huỳnh Như giành quán quân Bông Lúa Vàng 2024.
Cô gái đến từ Bạc Liêu Nguyễn Huỳnh Như giành quán quân Bông Lúa Vàng 2024
Lâm Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như và Trọng Tánh
3 thí sinh xuất sắc nhất giải Bông Lúa Vàng 2024: Lâm Thị Thùy Linh, Nguyễn Huỳnh Như và Huỳnh Văn Tánh (từ trái qua)

12 thí sinh vào vòng Lúa Vàng nhận giấy chứng nhận của ban tổ chức.
12 thí sinh vào vòng Lúa vàng nhận giấy chứng nhận của ban tổ chức cuộc thi

Cuộc thi Bông lúa vàng 2024 bắt đầu sơ tuyển từ tháng 3/2024. Ngoài 2 địa phương quen thuộc là Bạc Liêu và TPHCM thì giải thưởng có thêm 1 điểm sơ tuyển mới tại miền Đông Nam Bộ là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Với gần 500 thí sinh tham gia sơ tuyển ở vòng Gieo hạt, cuộc thi đã tuyển chọn các giọng ca chất lượng nhất qua từng vòng thi, là: 80 thí sinh vào vòng Mạ non; 18 thí sinh vô vòng Trổ đòng; 12 thí sinh ở vòng Lúa vàng; và cuối cùng có 6 thí sinh tranh tài ở vòng chung kết xếp hạng.

Đông A

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI