Bóng đen chiến tranh làm lu mờ vấn đề kinh tế tại G-20

05/09/2013 - 18:37

PNO - PNO - Mối đe dọa tên lửa trên Địa Trung Hải đang đè nặng lên các nhà lãnh đạo thế giới gặp gỡ hôm nay (5/9) tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 trên bờ biển Baltic và làm lu mờ vấn đề kinh tế khi nhóm các nền kinh tế hàng đầu...

edf40wrjww2tblPage:Content

Bong den chien tranh lam lu mo van de kinh te tai G-20

Bong den chien tranh lam lu mo van de kinh te tai G-20

Nước Nga trong ngày khai mạc hội nghị G-20 (ảnh: RT.com)

Các nhân vật chủ chốt can dự vào bế tắc địa chính trị liên quan đến cuộc nội chiến ở Syria sẽ ngồi chung phòng họp trong hai ngày 5 và 6/9 tại St Petersburg (Nga): Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki -moon, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Hoàng tử Ả-rập Xê-út Saun Al Faisal al Saud, cùng với đại diện các cường quốc khác.

Tình trạng thất nghiệp và nghèo khó trên thế giới có thể trở thành mờ nhạt tại hội nghị, mặc dù các nhóm hoạt động đang “nài nỉ” các nhà lãnh đạo chung sức giải quyết nạn tham nhũng và trốn thuế của các công ty, với hy vọng sẽ tăng cường ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm nay, diễn đàn của các quốc gia đại diện cho 2/3 dân số thế giới, 85% GDP toàn cầu và lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, mong đợi điều gì?

Bong den chien tranh lam lu mo van de kinh te tai G-20

Trung tâm báo chí của hội nghị G-20 (ảnh: RIA Novosti)

Bom đạn của phương Tây chưa rơi xuống các mục tiêu trên đất Syria khi diễn ra cuộc họp này. Tổng thống Mỹ và Pháp đã sẵn sàng tấn công trừng trị Syria sử dụng vũ khí hóa học, nhưng lúc này cả hai ông đều đang chờ đợi quyết định của Quốc hội Mỹ. Trong khi đó, Mỹ và Pháp lại đang phải chịu áp lực và chỉ trích từ các nước phản đối can thiệp vũ trang. Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đang gây sức ép theo hướng hành động ngoại giao, bên cạnh sự phản đối quyết liệt của Moscow và Bắc Kinh đối với mọi động thái quân sự được LHQ ủy quyền.

Mặc dù không có vấn đề Syria, Tổng thống Obama và Tổng thống Putin đã có khá nhiều bất đồng đang tồn tại. Ông Obama đã làm mất mặt nhà lãnh đạo Nga khi hủy bỏ cuộc hội kiến riêng bên lề hội nghị với lý do Nga chứa chấp Edward Snowden, nhân viên tình báo Mỹ bỏ trốn sau khi tiết lộ chương trình tuyệt mật theo dõi email và các cuộc gọi điện thoại trên phạm vi toàn cầu của Cục An ninh quốc gia Mỹ (NSA).

Bong den chien tranh lam lu mo van de kinh te tai G-20

Lâu đài Peterhof, nơi diễn ra hội nghị G-20 (ảnh: RIA Novosti)

Mục tiêu của một số lãnh đạo G- 20 lần này là buộc Google và các công ty xuyên quốc gia lớn khác phải đóng thuế nhiều hơn và chấm dứt lợi dụng những kẽ hở của pháp luật.

Các nền kinh tế đang phát triển có tốc độ tăng trưởng mạnh đã giúp nền kinh tế thế giới tồn tại trong cuộc khủng hoảng thị trường tài chính 5 năm trước bây giờ đang bắt đầu chựng lại. Và họ có kế hoạch quy trách nhiệm một phần cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã buông lỏng các biện pháp kích thích kinh tế.

Các nhà lãnh đạo Nga, Brazil và một số nước khác có thể kháng nghị để Mỹ phối hợp với các chính phủ khác khi đưa ra thay đổi chính sách tài chính của mình.

Với việc Nga sẽ tổ chức Thế vận hội mùa đông tại Sochi sau năm tháng nữa, hội nghị thượng đỉnh này là nơi để lãnh đạo các nước khác gây áp lực với ông Putin để đón nhận những lời chỉ trích, phản đối và tranh luận công khai. Các nhà hoạt động cũng muốn dịp này gây áp lực chống lại luật cấm tuyên truyền đồng tính của Nga, đạo luật cấm người Mỹ nhận trẻ em Nga làm con nuôi…

VIỆT HƯNG (Theo AP, AFP, Reuters)
 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI