Bong bóng kẻ giết người thầm lặng: Nhiều phụ huynh không hay

04/03/2016 - 11:15

PNO - Dù bong bóng tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng nhiều người không biết gì về độ rủi ro của món đồ chơi này.

Bong bong ke giet nguoi tham lang: Nhieu phu huynh khong hay
“Trẻ nhỏ, thậm chí là người lớn ngủ trong phòng kín có khí heli, nhẹ thì ngủ mệt, nặng thì ngưng thở…”

Sau một số tai nạn do bong bóng bơm khí hydro phát nổ, nạn nhân phải nhập viện xảy ra tại Thừa Thiên-Huế, Tây Ninh… nhiều cửa hàng lớn cung cấp bong bóng hoặc các đơn vị tổ chức sự kiện tại TP.HCM đã chuyển sang bơm khí heli. Họ cho rằng loại khí này không dễ bắt lửa như khí hydro, phù hợp với những sự kiện tập trung đông người như đám cưới, sinh nhật, liên hoan… ngay cả khi khu vực có các loại pháo sáng, nến… Giá bong bóng bơm khí heli cao hơn, trung bình 25.000- 28.000đ/quả (bán lẻ).

Dù bong bóng tiềm ẩn nguy hiểm, nhưng nhiều người không biết gì về độ rủi ro của món đồ chơi này. Chị Nguyễn Thị Phương An, chủ tiệm tạp hóa Vương An trên đường Tân Sơn Nhì (Q.Tân Phú, TP.HCM) cho biết, bong bóng chị bán chủ yếu có nguồn trong nước và nhập từ Trung Quốc, Thái Lan.

Chị Thùy Diệu, nhân viên bán hàng thời trang tại Q.Phú Nhuận cho biết, con gái nhỏ ba tuổi của chị rất thích chơi bong bóng, nhưng nhiều lần mua ở tiệm tạp hóa về thổi cho con chơi, thấy có nhiều bột trắng chống dính và mùi khó chịu, nên chị mua bóng bay bơm sẵn cho con. Loại bóng bơm sẵn, có cán cầm tay và thường bay lên khi buông tay nên bé nhà chị rất thích.

Chị Chung, ngụ Q.Bình Thạnh, thú thật không để tâm chuyện con mình ôm bóng vào phòng ngủ có thể gây hại: “Đôi lúc tôi còn cắm bóng ngay đầu giường hay treo lên mùng theo yêu cầu của con…”. Chị cho hay không ít lần bé tìm cách tháo dây buộc cho bóng xì hơi để thổi. Có khi chị thấy con và bạn hàng xóm lấy những miếng bóng vỡ đưa lên miệng mút tạo thà nh những trái bóng nhỏ rồi hò nhau đập cho nổ.

Thạc sĩ hóa học Võ Tấn Ngọc, chuyên viên kỹ thuật của một số doanh nghiệp chế tạo cao su tại tỉnh Bình Dương, cho biết, bóng bơm bằng khí heli có đặc trưng là thời gian đầu bóng rất nhẹ và bay rất nhanh giống như bóng bơm bằng khí hydro. Nhưng sau ba-bốn giờ, bóng sẽ nặng dần, không bay cao được do khí heli tự thoát ra từ những lỗ khí trên bề mặt bóng. Nếu trong phòng kín, phòng máy lạnh có nhiều bóng bơm khí heli thì sau vài giờ, khí này thoát ra. “Trẻ nhỏ, thậm chí là người lớn ngủ trong phòng kín có khí heli, nhẹ thì ngủ mệt, nặng thì ngưng thở…”, ông Ngọc cho hay.

Ngoài ra, theo ông Ngọc, nguyên liệu chính để sản xuất bóng bay là cao su nguyên chất, lưu huỳnh, phẩm màu công nghiệp… nếu trẻ hay người lớn thổi bằng miệng, cầm tay chơi lâu, sẽ gây hại vì phẩm màu, bột chống dính có hàm lượng chì hay crom khá cao, có thể thấm qua niêm mạc miệng, da. Trong khi đó, bóng bơm khí hydro rất dễ nổ khi gặp nhiệt độ cao.

Ông Ngọc khuyến cáo không cho trẻ cầm thổi bóng trực tiếp, bóng nên có cán cầm, sau khi chơi cần rửa tay sạch. Với các loại bóng được bơm bằng khí hydro, heli, không nên cho trẻ chơi chùm nhiều bóng cùng lúc vì bóng có thể phát nổ gây bỏng. Trong phòng kín, khí hydro thoát ra khỏi bóng cũng gây tác hại không kém khí heli. Khi trẻ ngủ, cần cách ly hoàn toàn với bóng bơm các loại khí gây nguy hiểm này.

Thư Hùng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI