Sáng 15/8, lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có buổi gặp gỡ, đối thoại với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Trước buổi gặp gỡ, Bộ GD-ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến, trong đó, có khoảng hơn 6.000 ý kiến của giáo viên phổ thông, còn lại là ý kiến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm.
|
Buổi gặp gỡ trữa Bộ trưởng Bộ GD-ĐT với giáo viên cả nước theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến |
Ý kiến của giáo viên phổ thông liên quan một số nội dung triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…); chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…); điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).
Tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ, ngành giáo dục và đào tạo đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như dời non lấp bể. “Để làm được những việc khó thì phải đồng tâm hiệp lực, việc càng khó càng lớn thì càng cần phải hiệp lực đồng tâm, cả triệu người cùng nhìn về một phía thì việc khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được” - Bộ trưởng nói.
Ông cũng nhấn mạnh, đây là cuộc gặp gỡ trao đổi chứ không phải cuộc đối thoại. Gặp gỡ trao đổi để gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung.
|
Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch HĐQT Trường THCS, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đại diện các trường ngoài công lập chia sẻ tại buổi gặp Bộ trưởng |
Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, có gần 2 ngàn ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp: trong đó có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Ông Ân khẳng định, thực tế, nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc khác để đảm bảo cuộc sống. Do đó, nếu Nhà nước không kịp thời có những chính sách hỗ trợ giáo viên số lượng thầy cô giáo bỏ việc thời gian tới có thể còn gia tăng. Các giáo viên đều mong muốn có giải pháp để giúp nâng cao hơn thu nhập, có thể toàn tâm toàn ý cho công việc dạy học.
Bộ GD-ĐT cho biết, Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; trước hết cân nhắc để có thể nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học. Bước đầu, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. “Mức tăng dù nhỏ nhưng cũng thêm một phần để động viên, bù đắp cho giáo viên mầm non, tiểu học” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.
Riêng với giáo viên mầm non, thời gian tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục lưu ý đến việc bù đắp thù lao giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non. Liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên cấp này, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đang điều chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội. Trong góp ý Luật này, Bộ GD-ĐT đã có ý kiến chính thức đề nghị đưa giáo viên mầm non và đối tượng lao động nặng nhọc, từ đó liên quan đến tuổi hưu.
Ông mong muốn có thể tăng phụ cấp cho giáo viên tất cả các cấp, tuy nhiên “ngành Giáo dục có số lượng người hưởng lương, công chức, viên chức rất lớn, chiếm hơn 70% tổng số công chức, viên chức cả nước. Do đó, mỗi chính sách điều chỉnh, dù nhỏ, cũng cần tính toán các nguồn lực, điều kiện. Bởi vậy, chúng ta mong muốn, kiến nghị, nhưng cũng cần từng bước, hợp lý” - Bộ trưởng nói.
Giáo viên TPHCM gửi 3 băn khoăn lớn đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Tại buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sáng 15/8, giáo viên TPHCM bày tỏ 3 vấn đề lớn của ngành: lương, phụ cấp nhân viên trong trường học; các cuộc thi trong trường học; định hướng đổi mới trong thời gian tới. Các vấn đề trên được cô Trần Thị Phương Thảo - giáo viên ngữ văn, Trường THCS Lê Anh Xuân (quận Tân Phú) đại diện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên TPHCM gửi đến Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Theo cô Phương Thảo, hiện trường THCS có 8 vị trí nhân viên, gồm: thư viện; thiết bị thí nghiệm; công nghệ thông tin; kế toán; văn thư; thủ quỹ; y tế và hỗ trợ giáo dục người khuyết tật. Mức thu nhập của nhân viên còn quá thấp, gặp nhiều khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Nhà trường rất khó tuyển dụng, khó giữ chân gắn bó lâu dài. | Cô Trần Thị Phương Thảo đại diện gửi tâm tư của đội ngũ giáo viên TPHCM đến Bộ trưởng |
“Nếu nhân viên có phụ cấp công vụ hoặc chế độ lương cao hơn thì chắc chắn việc tuyển dụng sẽ thuận lợi hơn, người lao động sẽ ổn định cuộc sống, yên tâm gắn bó với nhà trường và nỗ lực công tác tốt”. Đại diện giáo viên TPHCM nhìn nhận, một số nơi vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các sân chơi trong trường học. Cô đề xuất cần rà soát, sắp xếp lại các cuộc thi trong năm học, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể, chi tiết, thời gian, thời lượng cuộc thi phù hợp, giúp giáo viên, học sinh từng bậc có khả năng đầu tư tham gia mà không ảnh hưởng đến chuyên môn và thời gian học tập của học sinh. “Thời gian qua, toàn ngành đã triển khai thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29, bước đầu đã đạt được những kết quả phấn khởi. Tuy nhiên, dư luận và phụ huynh còn những ý kiến trái chiều, đôi khi làm cho đội ngũ giáo viên hoang mang. Bộ trưởng cho biết những định hướng lớn của ngành trong thời gian tới về tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục” - cô Trần Thị Phương Thảo đề xuất thêm. Trước những băn khoăn này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn thừa nhận, thực tế nhân viên trường học thu nhấp thấp hơn so với giáo viên. Trong khi nhân viên trường học là một cấu thành quan trọng trong hoạt động của nhà trường. Ông cho biết Bộ đang kiến nghị vị trí việc làm cho khối này đồng thời kiến nghị mức lương để đội ngũ ổn định, an tâm công tác, không tủi thân so với các vị trí khác trong cùng một trường song không thể như giáo viên được vì tính chất công việc là khác nhau. Đối với ý kiến cho rằng các cuộc thi trong nhà trường quá nhiều, khiến giáo viên mất nhiều thời gian, công sức khó tập trung cho chuyên môn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin, Bộ đã có văn bản 5814 năm 2017 quy định danh mục các cuộc thi của ngành tổ chức. Danh mục các cuộc thi này có giảm nữa hay không, giảm việc nào, thì cần phải cân nhắc bởi nếu không sẽ chuyển từ thái cực này sang thái cực khác. “Với các cuộc thi do bộ ngành, đoàn thể, địa phương thì mong lãnh đạo địa phương cũng như bản thân lãnh đạo cơ sở giáo dục cũng phải quyết định có tham gia hay không, tránh chồng chéo rất khổ cho giáo viên, học sinh” - ông đề nghị. Riêng với cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, cuộc thi phù hợp với xu hướng học đi đôi với hành, kích thích sự sáng tạo của học sinh, luôn nhận được sự hưởng ứng động đảo học sinh, giáo viên. Tuy nhiên, cuộc thi cần phải tiếp tục đổi mới sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ngay trong năm qua cuộc thi đã có điều chỉnh so với năm trước. Về các định hướng lớn của ngành trong thời gian tới, ông thông tin, ngành đang được Ban Bí thư giao tổng kết 10 năm đổi mới căn bản toàn diện, đề xuất những định hướng trong thời gian tới; ngành tiếp tục lấy ý kiến xây dựng Luật Nhà giáo; riêng năm học 2023-2024 tiếp tục triển khai thật tốt Chương trình GDPT 2018, chuyển đổi số mạnh mẽ toàn ngành… Quốc Trung |
M.Tâm