‘Bó tay’ với em chồng

16/03/2015 - 06:34

PNO - PN - Trước khi cưới, mỗi lần nghe câu cảnh báo:“Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”, tôi vẫn nghĩ: Mình sống tốt thì sẽ “thu phục” được giặc Ngô. Vả lại, Bích Lan, em gái chồng sắp cưới của tôi đã có chồng. Họ có nhà, sống riêng chứ không ở chung với bố mẹ. Với tâm trạng thoải mái như vậy, tôi yên tâm bước chân về nhà chồng.

edf40wrjww2tblPage:Content

Song, hóa ra mọi việc không đơn giản như suy nghĩ của tôi. Đúng là Lan có nhà riêng nhưng tôi vẫn không được yên thân. Chồng Lan làm nghề xây dựng, phải theo công trình nên thường xuyên vắng nhà. Chưa con cái, nhà lại gần nhau nên Lan ăn luôn ở nhà bố mẹ.

Những ngày đầu, vì mới về làm dâu, tôi vui vẻ đón tiếp Lan. Tuy nhiên, dần dần tôi cảm thấy khó chịu rồi bực bội. Mỗi bữa ăn, có thêm cô em chồng, không chỉ đơn giản là “thêm mỗi cái chén đôi đũa chứ nhiều nhặn gì” như mẹ chồng tôi nói, mà còn phát sinh nhiều chuyện khác. Đầu tiên là vần đề kinh tế. Thời buổi gạo châu củi quế, thêm một người ăn thì phải thêm gạo, củi, mắm muối, thêm thức ăn… nghĩa là thêm tiền. Nhưng đã sang tháng thứ 2 mà Lan chẳng nhắc gì đến chuyện đóng góp. Chưa kể Lan là người nhà nên ăn rất thật tình. Mẹ chồng và ông xã tôi luôn gắp thức ăn cho Lan rồi khuyến khích: “Ăn nhiều vào để có sức sinh con”. Dường như họ chẳng để ý đến sự có mặt của tôi ở đó.

‘Bo tay’ voi em chong
 

Thậm chí, đôi khi Lan còn “xin”, hoặc mẹ chồng dúi vào túi Lan ít trái cây, để “mang về nhà ăn”. Là chuyện tế nhị nên tôi không tiện nói, nhưng tháng nào cũng phải “bấu” vào tiền lương của 2 vợ chồng, tôi cảm thấy rất bức xúc. Đó là chưa kể, hôm nào thấy thức ăn không nhiều, mẹ chồng tôi lại nhỏ nhẹ với con dâu: “Nhà mình ăn thế nào cũng được, nhưng có thêm em Lan, con nấu ngon ngon, nhiều nhiều chút nhé! Tội nghiệp nó, chồng đi vắng, ở nhà một mình, ăn một mình thì làm sao ngon?”.

Lại nữa, không chỉ một lần, Lan kéo theo các cô bạn cùng công ty đến dùng bữa trưa với lý do thọat nghe thì thật mát lòng: “Con nói có chị dâu nấu ăn ngon lắm nên các bạn con muốn thử”. Những khi đó, tôi thực sự lúng túng vì có thêm người mà không báo trước. Tôi với ông xã đành nhịn miệng nhường khách, để rồi buổi chiều chúng tôi mang bụng đói đi làm. Bề ngoài, tôi cứ phải giả vờ lởi xởi vui vẻ cho yên cửa yên nhà, nhưng trong bụng rất khó chịu.

Tự coi mình là khách nên Lan xử sự một cách rất “khách”. Ngày mới làm dâu, muốn lấy lòng “giặc Ngô”, mỗi khi Lan đến, chẳng đợi cô ấy hỏi, tôi đem nước mát, trái cây lạnh, chè hoặc bánh kẹo … ra mời. Nhưng rồi, quen thói, cứ bước chân vào nhà, Lan gọi to: “Chị ơi! Em xin cốc nước mát” hoặc: “Chị có trái cây không, cho em ăn với”… Nhiều khi, đang nhặt rau hay vò quần áo … tôi định tảng lờ như không nghe thấy, nhưng mẹ chồng lườm tôi: “Em Lan hỏi kìa, con nghe không?”. Vậy là nàng dâu đành bỏ công việc đứng dậy “hầu” em chồng. Nếu chậm trễ một tí, thế nào mẹ chồng cũng mát mẻ: “Con tiếc với em ly nước sao?”.

Bực nhất là những buổi trưa, đi làm về, chưa kịp thay quần áo, tôi đã phải tất bật vào bếp nấu ăn. Thời gian nghỉ trưa hạn hẹp nên tay năm tay mười mà có khi cơm dọn lên vẫn muộn. Thế mà, khi Lan đến, mặc kệ tôi loay hoay trong bếp, cô ta vẫn vắt chân trên xa lông “tám” đủ thứ chuyện với mẹ. Không ít lần, tôi gọi: “Lan ơi, xuống giúp chị tí”. Lập tức, mẹ chồng tôi gằn giọng: “Cô cần gì thì để tôi làm cho, Lan đi đường xa, để nó nghỉ cho lại sức”.

‘Bo tay’ voi em chong
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Buồn bực, nhưng tôi không thể chia sẻ với ai, sợ người ta bảo mình nhỏ mọn, chi li. Có lần, tôi thủ thỉ với chồng, hãy lựa lời nói với em gái chú ý cách cư xử. Ai dè, ông xã trách tôi làm chị mà không biết thương em. Tôi về kể với mẹ đẻ thì cũng nhận được lời khuyên: “Con là dâu, nên nhẫn nhịn một chút”. Từ đó, tôi đành ôm giữ bực bội trong lòng.

Không được tỏ bày, chia sẻ, nỗi ấm ức tích tụ khiến tôi cảm thấy buồn chán. Muốn li dị để giải thoát. Song, mới cưới nhau chưa lâu, chẳng lẽ lại ly hôn?

DUY THẢO

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI