Bộ Tài chính nói gì trước đề xuất đánh thuế nhà đất thứ hai?

27/09/2024 - 14:49

PNO - Tại cuộc họp báo quý III của Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết đề xuất này rất đáng tiếp thu.

Vừa qua, trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về giá nhà đất, Bộ Xây dựng cho biết, giá bất động sản, nhà ở thương mại tại một số đô thị tăng cao trong thời gian gần đây, một phần lý do đến từ hiện tượng đầu cơ của các hội, nhóm, cá nhân.

Để hạn chế tình trạng đầu cơ đồng thời ổn định thị trường, Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai hoặc bỏ hoang, không sử dụng; nghiên cứu có chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.

Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai hoặc bỏ hoang, không sử dụng để hạn chế tình trạng đầu cơ đồng thời ổn định thị trường
Bộ Xây dựng đề xuất nghiên cứu, đề xuất, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai hoặc bỏ hoang, không sử dụng, để hạn chế tình trạng đầu cơ, đồng thời ổn định thị trường (Ảnh minh họa)

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, phải suy nghĩ một cách tổng thể, toàn diện về thị trường bất động sản trong đó có giá nhà, giá đất. Ông Chi nêu rõ, trong chỉ đạo của Chính phủ phải phát triển thị trường bất động sản minh bạch, bền vững.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho rằng, chỉ riêng về chính sách thuế sẽ không đáp ứng được mục tiêu cuối cùng, có thể đạt mục tiêu này không đạt mục tiêu khác, cần phải đồng bộ các chính sách khác về đất đai, quy hoạch… để làm sao cùng với chính sách về tài chính thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.

“Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu các chính sách tài chính nói chung về đất đai, thị trường bất động sản để góp phần phát triển thị trường bất động sản minh bạch, ổn định và phát triển” - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.


Huyền Châu

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(1)
  • ĐNg 29-09-2024 16:53:34

    - Việc sắp xếp cấp huyện xã coi như đã có Nghị quyết Quốc hội vừa ban hành, chậm nhất cuối 2024 sáp nhập
    - Vậy cần tính ngay sắp xếp cấp tỉnh/ thành phố, trung ương để người dân doanh nghiệp & địa phương ổn định quy hoạch.
    - Ví dụ tiêu chuẩn Đà Nẵng là thành phố trung ương cần phải đạt 1500km2, nhưng hiện mới chỉ 980km2 lục địa & 300km2 huyện đảo Hoàng Sa, thiếu 200-500km2
    - Tính chất Đà Nẵng & Quảng Nam Bắc đã nén và liền kề, đồng thời với Thủ Tướng đã đồng thuận cho Đà Nẵng trở thành đô thị lớn (đô thị đặc biệt 3-4 triệu dân nén). Sáp nhập 1 phần phía Quảng Nam là tất yếu vì cả 2 đều đã mang tính nén và liền kề. Diện tích Quảng Nam hiện tại là 11.000km2
    =>Xã huyện nào của Quảng Nam Bắc sẽ sáp nhập vào Đà Nẵng?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI