Bỏ phí kiểm dịch, giá thịt sẽ rẻ hơn và vẫn an toàn?

02/07/2015 - 08:17

PNO - PN - Ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho biết, cơ chế quá nhiều khâu có sự tham gia của cơ quan thú y hiện nay đã khiến giá thành chăn nuôi của nông dân luôn ở mức cao.

edf40wrjww2tblPage:Content

Ông Long và nhiều hội viên đã liệt kê ra hàng loạt những loại phí mà con gà đang phải “gánh” hiện nay. Cụ thể khi con gà còn nhỏ, sẽ phải chịu phí kiểm dịch (50đ/con); phí niêm phong phương tiện vận chuyển 1.500đ/dây (mỗi dây tương ứng với một cửa xe); khi gà đủ tuổi xuất bán, ra khỏi trại sẽ chịu phí kiểm dịch xuất tỉnh là 30.000đ/xe và 43.500đ/xe tiền phí tiêu độc sát trùng.

Đến trung tâm giết mổ, phí vào cửa mỗi con gà chịu 200đ, phí kiểm soát 90đ/con (nếu là gà nguyên con), 135đ/kg (nếu là gà chế biến), sau đó lại chịu phí xuất hàng (30.000đ/tờ), phí tiêu độc khử trùng 43.500đ/xe, phí niêm phong 1.500đ/dây... Ông Long cho biết, giá thành gà lông đến tới nhà máy giết mổ hiện nay ở mức 27.000đ/kg, nếu cộng với phí thú y, khi thịt gà đến tay người tiêu dùng sẽ là 37.000đ/kg. Vì vậy, nếu bỏ được hàng loạt các loại phí mà Bộ NN-PTNT và Bộ Tài chính đã thống nhất, người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được ít nhất 10.000đ/kg thịt gà. Các loại thịt gia súc, trứng cũng tiết kiệm được 20-30%.

Tuy nhiên, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y (CCTY) TP.HCM và đại diện 16 CCTY các tỉnh thành phía Nam lại cho rằng, phí và lệ phí kiểm dịch hiện chỉ chiếm khoảng 1,16% giá bán sản phẩm (SP) chăn nuôi, nên mức ảnh hưởng của các loại phí, lệ phí đến giá thành SP lưu thông trên thị trường là không đáng kể.

Ngay sau khi Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Tài chính hủy bỏ 14 lệ phí, 37 phí kiểm dịch thú y, 17 CCTY (gồm TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam) đã đồng loạt ký vào bản kiến nghị duy trì một số mức thu phí, lệ phí. Ông Phan Xuân Thảo lý giải, việc bỏ những loại phí và lệ phí sẽ phù hợp đối với nguồn thịt, trứng được cung cấp theo chuỗi khép kín từ con giống, chăn nuôi, giết mổ, chế biến... đến tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kỳ một đơn vị, doanh nghiệp nào tổ chức được sản xuất theo chuỗi này; chủ yếu vẫn là thu mua từ các hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Ngay cả những doanh nghiệp nước ngoài như C.P, Emivest... hiện cũng thuê nông dân nuôi gia công chứ chưa thể khép kín từ trang trại đến bàn ăn.

Chăn nuôi, giết mổ và vận chuyển SP sau giết mổ vẫn là nhỏ lẻ nên từng khâu bắt buộc phải cần được giám sát. Đó là còn chưa kể đến nguồn thịt và các SP động vật nhập khẩu kém chất lượng, hết hạn sử dụng được xé bỏ hoặc tráo đổi bao bì trở thành những lô hàng không rõ nguồn gốc, nếu không được kiểm soát có thể được tẩu tán ra thị trường mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Bo phi kiem dich,  gia thit se re hon  va van an toan?

Hiện nay, mỗi con gà phải gánh nhiều loại phí, đó là một trong những nguyên nhân đội giá thịt gà lên cao

Vấn đề đáng quan tâm là nếu bỏ phí, lệ phí, cơ quan thú y chỉ kiểm dịch một lần ở khâu đầu tiên của quá trình lưu thông SP, không trực tiếp tham gia vào chu trình kiểm soát các khâu liên quan đến đường đi của các SP, sẽ dẫn đến nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh; nguồn thịt giết mổ lậu, động vật mắc bệnh chết, SP nhập khẩu hết hạn sử dụng... tuồn ra thị trường.

Trên lý thuyết, cơ quan thú y vẫn thực hiện kiểm dịch tại nguồn. Khi SP ra đến thị trường, việc kiểm soát lưu thông, tiêu thụ là công việc của cơ quan quản lý thị trường hay công an... Tuy nhiên lâu nay, hầu hết các vụ phát hiện, bắt giữ SP thịt và từ thịt động vật đều do cơ quan thú y phát hiện. Nếu bỏ thu phí, cơ quan thú y sẽ đứng ngoài cuộc? Cần thiết phải có một quy trình chặt chẽ trong từng khâu kiểm nghiệm, kiểm dịch SP để đảm bảo an toàn thực phẩm. Ai sẽ đảm nhiệm từng khâu này cũng cần được rõ ràng, cụ thể.

ĐĂNG THƯ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI