Bố mẹ đau đầu vì teen bỏ học đi bắt Pokémon

11/08/2016 - 06:30

PNO - Pokémon Go đang là trào lưu game hấp dẫn của teen nhưng trò chơi này có nhiều tác hại nguy hiểm tới sức khỏe khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Pokémon Go là một tựa game tương tác ảo trên smartphone Android và iOS được phát triển bởi Niantic và phát hành chính thức ở Việt Nam vào tháng 4/8/2016. Game cho phép người chơi bắt, huấn luyện và trao đổi các Pokémon ảo dựa trên thế giới thực.

1. Teen “điên đảo” vì Pokémon Go

Tuy mới chỉ được chơi chính thức ở Việt Nam được vài ngày, thế nhưng ứng dụng Pokémon Go đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt và khiến giới trẻ “đảo điên”. Người chơi phải di chuyển đến các vị trí chứ không được ngồi một chỗ như các trò chơi điện tử thông thường khác.

Đây là trò chơi được rất nhiều bạn tuổi teen quan tâm, vì nó gây sự kích thích tò mò, tuy nhiên rất mất thời gian, để tìm kiếm Pokémon, người chơi phải đi tìm ở khắp nơi, di chuyển liên tục, nhiều bạn trẻ còn không để ý tới thời gian đi bắt cả ngày không biết chán khiến cuộc sống đảo lộn.

Bo me dau dau vi teen bo hoc di bat Pokemon

2. Những hậu quả không lường, không biết trước

Theo PGS.TS Vũ Lệ Hoa, giảng viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: "Pokémon Go có tính hấp dẫn rất cao, chứa nhiều thách thức, dễ gây nghiện. Chơi nhiều có thể ảnh hưởng về mặt tâm lý như gây căng thẳng thần kinh nếu không thỏa mãn được yêu cầu của game, từ đó tăng sự ham muốn chinh phục bằng được thử thách trong game. Khi quá sức chịu đựng của hệ thần kinh tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thể chất. Điều đó làm cho con người trở nên cáu giận, khó kiểm soát được hành vi của mình”.

"Pokémon Go là game thực tế ảo được lồng với khung cảnh đời sống thực. Khi không gian ảo lấn át không gian thực xung quanh sẽ khiến cho người chơi có tâm lý hoang tưởng, và không còn ý thức về không gian hiện thực.”

Bo me dau dau vi teen bo hoc di bat Pokemon
Ảnh minh họa

Cũng theo Bác sĩ Trịnh Đình Quyết (bác sĩ Khoa ngoại, Bệnh viện Hà Đông) cho hay: "Việc tập trung, chăm chú vào màn hình không để ý gì xung quanh dễ khiến thị lực con suy giảm. Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại thông minh thâm nhập trực tiếp vào mắt, gây thiệt hại cho tế bào cảm quang của mắt".

"Ngoài mặt tích cực là giúp vận động cơ thể bằng việc đi lại nhiều, tuy nhiên để săn Pokémon, phải đi bộ nhiều và không đúng cách. Điều này có thể gây sưng chân và đau đầu gối gây tổn thương chân”.

Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Mỹ cho biết có rất nhiều người còn bị bong gân, gãy xương và chấn thương nghiêm trọng vì đi săn Pokémon mà không để đến hiểm họa xunh quanh.

3. Bố mẹ cần kiểm soát trước cơn “bão” Pokémon

Cô Nguyễn Thị Thanh Lan (Giáo viên cấp 3 ở một trường chuyên Hà Nội ), có nói : “Trò chơi này từ khi xuất hiện, rất nhiều học sinh trong lớp tôi tải về, để trải nghiệm, nhưng theo tôi trò chơi này làm ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống, cũng như sức khỏe của nhiều học sinh, tình hình học tập bị giảm sút, các bậc phụ huynh cần quan tâm, quán triệt nếu các con quá mải với trò chơi này”.

Bo me dau dau vi teen bo hoc di bat Pokemon

Cô Nguyễn Thị Lan (41 tuổi, Mai dịch, Hà Nội ), có nói: “Do mải chơi, bắt nên con tôi bị tại nạn gây tổn thương về chân rất lớn, từ đó tôi phải quản lí điện thoại chặt chẽ hơn, không cho sử dụng điện thoại cảm ứng, chỉ cho dùng điện thoại có chức năng nghe và gọi, nhắn tin, để con có việc gì cần đến sử dụng".

Cần có những biện pháp để cho con có thời gian chơi, thoải tuy nhiên vẫn đảm bảo sức khỏe, học tập.

Với trẻ mới biết đi hoặc đang học mẫu giáo, bạn có thể để con chơi game cùng mình. Chúng có thể học cách ném pokeball để bắt những con Pokémon. Công việc này đòi hỏi một chút khéo léo và sẽ tạo tính gắn kết giữa hai người với nhau. Việc cùng chơi và cùng con kiểm soát thời gian, không gian chơi sẽ hạn chế được những rủi ro đáng tiếc.

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI