PNO - Ông bà cứ hay cưng nựng cậu cháu đầu tiên, xuýt xoa "cháu đích tôn nhà tôi đây". Nhiều lúc em thấy buồn đến mức không muốn về thăm ba mẹ cùng lúc với nhà anh chồng.
Chia sẻ bài viết: |
Jas 01-12-2022 15:52:46
Trường hợp nhà tôi chỉ khác chị ở chỗ là tôi sinh 2 cô con gái, nên tôi còn thấy sự phân biệt rõ ràng hơn rất nhiều. Bản thân mình rất tự tin và không cảm thấy lép vế thua kém khi ra ngoài xã hội, nhưng mỗi khi nói chuyện với mẹ chồng, tôi lại cảm thấy như là mình kém cỏi lắm, chỉ vì không sinh được con trai. Mẹ chồng tôi là tuýp người có thể làm phật ý con dâu thứ và con trai thứ, nhưng dứt khoát không bao giờ đụng tới một cọng tóc của con trai con dâu trưởng cũng như cháu đích tôn. Tôi rất buồn!
Ngọc Thủy 25-11-2021 19:04:50
Ông bà già rồi, có chơi facebook hay đi uống cà phê check in được đâu, có mỗi niềm vui cháu đích tôn cũng phải giấu thì tội quá!
Như Thảo 25-11-2021 19:01:04
Có lẽ bạn chạnh lòng vì không phải là người sinh ra cháu đích tôn. Chứ tôi thấy ông bà làm vậy cũng bình thường, cứ suy nghĩ đơn giản thì mọi chuyện cũng đơn giản.
Lệ Thu 25-11-2021 18:34:28
Theo tôi thì cứ kệ ông bà, mình làm mẹ thì tự đi mà lý giải với con mình cho nó hiểu, ai đối xử sao cũng kệ!
An Chi 25-11-2021 16:52:16
Tôi cũng có cô bạn, con cô ấy là cháu đích tôn và rất được ông bà cũng như cha mẹ cưng chiều, thiên vị. Và giờ thằng nhóc đó chẳng khác gì công tử, đến chào hỏi người lớn còn phải chờ ông bà chào thay cơ
Hùng Mạnh 25-11-2021 15:16:47
Tôi là đàn ông, có con trai, và bản thân cũng là cháu đích tôn nên đừng ông nào nói tôi không có tư cách bàn chuyện này nhé. Theo tôi thì nước Việt Nam nên dẹp bỏ những khái niệm như là cháu đích tôn. Đây là một quan điểm sai lầm, gây mệt mỏi cho rất nhiều người trong cuộc!
Bùi Anh Thư 25-11-2021 15:07:51
Mong là các cháu nhỏ không để tâm đến sự phân biệt này, không là sẽ tổn thương lắm
Đăng Khoa 25-11-2021 14:59:08
Tôi nghĩ chị nên để chồng chị nói, con dâu mà ý kiến ý cò với ông bà về cháu đích tôn thì mệt đấy!
Ánh Việt 25-11-2021 14:26:26
Nói vậy chứ sống với người già cổ hủ vậy cũng bực mình lắm. Mẹ tôi đã già yếu, phải sống cùng để tôi chăm sóc. Nhưng cứ khỏe một chút lại đòi về ở với con trai, với cháu nội. Ai mà không bực!
Gia Khánh 25-11-2021 14:02:32
Sau này thằng nhóc "đích tôm" ấy sẽ không coi ai ra gì, vì đã có ông bà chống lưng rồi
Thảo Nguyên 25-11-2021 13:29:22
Nói với ông bà đi chị, không cứ như vậy bọn trẻ càng lớn sẽ càng sanh lòng ghen tỵ lẫn nhau mất
Thuỳ Linh 25-11-2021 13:06:43
Khổ mấy ông bà quá, cháu nào cũng là máu mủ mà lại phân biệt người này người kia. Tội các bé
Nghiện cờ bạc, theo các chuyên gia tâm lý và sức khỏe tâm thần, là một dạng rối loạn tâm thần, có thể so sánh với nghiện rượu hay nghiện ma túy.
Điều quan trọng lúc này là anh cần nhìn nhận nghiêm túc về tình trạng của mình và tìm cách bảo vệ bản thân cũng như con gái.
Tìm kiếm thông tin, góp ý, đưa ra lời khuyên là một cách thương yêu, quan tâm. Tiếp nhận cách quan tâm đó như thế nào là chọn lựa của mình.
Khi hạnh phúc, người ta bao dung, hiền hòa hơn và biết ơn những khó khăn đã trải qua trên con đường đi tới hạnh phúc.
Phụ nữ có giác quan thứ sáu, khi có ai đó chen vào giữa mình và người mình yêu thương, em sẽ cảm nhận được.
Vấn đề ở đây không chỉ là tiền, mà là cách chồng chị nhìn nhận về giá trị bản thân và trách nhiệm với gia đình.
Có khi nào em đang tự vơ vào mình trách nhiệm cao cả muốn hy sinh thân mình, đời mình để cải tạo, cảm hóa một người xấu thành người tốt?
Khi bước ra khỏi mối quan hệ này, một thời gian sau em sẽ cảm thấy nhẹ lòng và tự hỏi vì sao mình lại chịu đựng lâu đến thế.
Không cần phải vội vàng chứng minh rằng anh đúng hay vợ anh sai, mà quan trọng hơn là giúp chị ấy hiểu được cảm xúc của anh.
Hiểu sâu, hiểu kỹ người mình yêu, có thể chứng minh sự chọn lựa của mình là chính xác sẽ giúp em bảo vệ tình yêu.
Có thể anh ấy chưa sẵn sàng cho một cuộc hôn nhân nhưng điều đó không có nghĩa anh ấy không yêu thương và trân trọng em.
Tình yêu giữa hai người rất cần những tín hiệu để không bị lạc nhịp với nhau một cách đáng tiếc.
Chỉ các chuyên gia mới có những phương pháp khoa học để giúp ổn định tâm lý và hành vi của chồng em.
Chồng em dù sống ở nhà cha mẹ vẫn là chồng, là cha; vợ chồng em vẫn còn tình cảm, quan hệ hôn nhân chưa có gì sứt mẻ.
Nếu thực sự muốn tiếp tục với em, cô ấy cần sẵn sàng điều chỉnh để khiến em cảm thấy an toàn hơn.
Nếu thực sự yêu thương thì phải chấp nhận nhau bằng trái tim bao dung và tôn trọng sự thật, đồng thời tạo động lực giúp nhau vượt qua nghịch cảnh.
Hãy nói chuyện với mẹ một cách cương quyết nhưng nhẹ nhàng, rằng em muốn chăm sóc mẹ nhưng điều đó không có nghĩa em phải từ bỏ cuộc sống riêng.
Tình yêu không phải là thứ duy nhất trong cuộc đời. Em có thể mất một người mà em yêu nhưng đừng để mất chính mình.