Bỏ học, chăm sóc và làm đôi chân của anh trai suốt 23 năm

03/12/2017 - 07:25

PNO - Mỗi sáng, trên cao nguyên Thanh Tạng, Trung Quốc, ông Tây Tử, gần 50 tuổi, lại thức dậy đun nước, nấu cơm, rửa mặt, lau chùi và thay quần áo cho người anh trai bại liệt nằm yên trên giường, rồi bón cho anh ăn.

Cuộc sống của ông Tử mỗi ngày đều bắt đầu như thế suốt 23 năm qua.

Nhà của ông Tử ở tại huyện Gadê (một huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Golog, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc). 23 năm trước, anh trai ông Tử không may bị tai nạn giao thông, làm đảo lộn cuộc sống của cả gia đình.  

Bo hoc, cham soc va lam doi chan cua anh trai suot 23 nam
 

Ngày hôm ấy, khi ông Tử đang nghe giảng ở trên lớp thì mẹ ông gọi điện nói anh trai, ông Nhĩ khi đang lái xe tải chở hàng thì bị lật xe. Chỉ kịp nghe có vậy, ông lập tức đi ngay từ Hạ Hà (tỉnh Can Túc) - nơi ông đang học - về Thanh Hải xem tình hình của anh trai.

Vụ tai nạn không cướp đi tính mạng của ông Nhĩ, nhưng chân ông đã không còn cảm giác, cổ cũng không cử động được.

Cả nhà ông bàng hoàng, không tin vào sự thật. Ông Nhĩ chán nản, không chịu chữa trị. Trong một lần bác sĩ đổi hướng điều trị cho ông nên cần đổi thuốc. Thấy vậy ông Nhĩ la lên: "Còn đổi thuốc làm gì chứ, để tôi chết quách đi cho xong."

Ông Tử liền chạy đến nắm lấy tay ông Nhĩ và nói: "Anh à, em sẽ làm đôi chân của anh, chăm sóc anh cả đời."

Bo hoc, cham soc va lam doi chan cua anh trai suot 23 nam
 

Ông Nhĩ và mọi người chứng kiến đều lằn người đi và cảm động vô cùng. Nhưng để nói ra được câu này, ông Tử đã phải đấu tranh tâm lý rất nhiều vì chăm sóc cho anh trai, đồng nghĩa với việc ông sẽ phải bỏ ngang việc học - điều mà ông đã nỗ lực rất nhiều để đạt được.

Ông âm thầm khóc một mình, nhưng nếu không phải ông thì ai sẽ chăm sóc anh trai ông đây, bởi cha mẹ ông đều đã già yếu lại mắc bệnh gan xơ cứng, bệnh tim nên khó lo cho con được.

Để chăm sóc được một người bại liệt cấp độ nặng phải cần một nghị lực kiên cường. Ban đầu, trên cơ thể ông Nhĩ xuất hiện nhiều chỗ bị hoại tử nên phát ra mùi rất khó chịu, chẳng ai dám đến gần. Nhưng ông Tử vẫn cố gắng ngày ngày lau chùi sạch sẽ, lo liệu chuyện vệ sinh, cho ông ăn và uống thuốc.

Cứ cách vài tiếng, ông Tử lại lật người cho anh trai. Ông Tử dường như luôn túc trực bên ông Nhĩ để có thể chăm sóc cho ông được tốt nhất.

Bo hoc, cham soc va lam doi chan cua anh trai suot 23 nam
 

Ông thậm chí còn trải chiếc thảm ngay bên cạnh giường anh trai, phòng những khi ông Nhĩ ốm sốt phải chăm sóc đặc biệt hơn. "Những khi tôi ốm sốt, nó thức cả mấy đêm liền trông tôi, cho tôi uống thuốc, dọn vệ sinh cho tôi, đợi khi tôi ngủ rồi nó mới chịu ngả lưng một chút", ông Nhĩ cố gắng nói từng chữ về em trai.

Rồi gia đình ông lại phải đối mặt với bi kịch mới, thuốc thang cho ông Nhĩ tiêu tốn khá nhiều tiền, trong nhà cũng chẳng còn gì đáng giá, ông lo lắng: "Làm sao mới có thể cố gắng tiếp đây?"

Nhưng dù khó khăn về tài chính, nhưng ông vẫn cố gắng để cho anh trai được ăn no, ăn ngon. Những khi nhà ông mua được ít thịt, ông không nỡ ăn mà để dành hết cho anh.

Có khi tình trạng sức khoẻ của ông Nhĩ tốt hơn, ông Tử mới yên tâm tranh thủ ra ngoài kiếm chút tiền trang trải cuộc sống. Dù cuộc sống có chật vật, nhưng anh em họ lại sống rất êm ấm.

Ông Nhĩ bộc bạch: "Nhiều khi ngước lên trần nhà tôi đã rất muốn chết đi, để không còn là gánh nặng của mọi người, của em trai nhưng thật sự tôi không nỡ rời xa người em trai tốt như vậy."

Chinh Lê (Nguồn Chinanews)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI