PNO - Dù biết bố có mối quan hệ mới đã mấy năm nay nhưng tôi vẫn hụt hẫng khi biết bố chuẩn bị đi lấy vợ.
Chia sẻ bài viết: |
Diệp Sương 20-02-2020 08:57:20
Bạn có một người Cha tuyệt vời, gà trống nuôi con 11 năm qua, quả là hiếm có! Mình kể bạn nghe chuyện dì mình nhé. Dì mình mãi không lấy chồng, đến 53 tuổi mới cưới người mất vợ. Dì có nhà riêng Dì, Dì ở nhà chồng cũng là để chăm sóc nhà cửa và chăm chồng chứ không có tư lợi gì, vì khi đó chồng Dì đã 60 tuổi rồi. Và đương nhiên, các con của chồng Dì phản ứng mạnh, khó chấp nhận….Thời gian qua mau như nước chảy qua cầu, Dì mình đã 75, ông ngoài 80 tuổi. Mấy chục năm qua, các con ông lo cuộc sống riêng, lo vợ con họ, mỗi tháng gửi tiền về nuôi ông mà còn ganh nhau chuyện đứa gửi nhiều đứa gửi ít. Còn bà, bà sống bằng tiền em bà bên nước ngoài gửi về và tiền bà cho thuê mặt trước căn nhà chứ bà không dùng tiền ông. Bà là y tá nghỉ hưu nên lo cho ông tận tâm và chu đáo, các con ông rất an tâm khi có bà chăn sóc ông. Lúc trước bà ở cùng ông coi sóc nhà cửa cho ông, giờ ông lên hẳn nhà bà ở (giao lại nhà cho các con quản lý) vì tiện việc đi lại và tuổi cao bà cũng không tiện đi tới lui hai nhà.
Giờ đến câu chuyện nhà mình. Thời chiến tranh loạn lạc, bà Ngoại mình ở quê, ông Ngoại đi làm cách mạng ở Sài Gòn gặp bà Hai mình sau này và cưới nhau. Ông Ngoại nói bà Hai về quê chào hỏi bà Ngoại mình. Hai người phụ nữ đối diện nhau mình không biết lòng bà mình có dậy sóng không vì lúc đó mình còn chưa ra đời. Mình lớn lên, bà mình mất. Mình lên Sài Gòn học, mình gặp bà Hai. Bà hiền lành và dễ thương biết bao. Lòng mình chưa từng có cảm giác bà là bà kế như bao câu người ta dành cho người đến sau.Ngược lại, mình thầm cảm ơn bà Hai vì bà Hai đã thay bà Ngoại chăm sóc cho ông Ngoại mình hơn 40 năm qua. Biết bao ân tình, mà mỗi khi mình về quê thăm mộ ông Ngoại và bà Hai, mình nhìn bà Hai mình mỉm cười vì thương quí hình ảnh người bà hiền lành và chăm sóc ông Ngoại tận tâm. Giờ các cậu dì con bà Hai và mẹ mình (con bà Ngoại) khắn khít, cậu mình thương mẹ mình lắm, cho tiền xài nữa á, dù là cùng cha khác mẹ nhưng không ai phân biệt cả. ai cũng gần 80, gần 60 rồi, trăm năm đời người có là bao, đâu có lý do gì mà ghét nhau hay oán hận, điều đó chỉ làm khổ lòng mình thôi.
Câu chuyện kể xong để mong lòng người nhẹ nhàng. Cha bạn yêu thương mẹ bạn rất nhiều mới có thể nhớ lời đã hứa. Mẹ bạn vẫn ở đó, một vị trí an yên trong lòng cha bạn. Cha bạn tìm cho mình một người bạn đời mới cùng Cha bạn đi tiếp đoạn đường còn lại cũng là quy luật của của sống, của giới tính. Cha đi bước nữa không đồng nghĩa việc cha không thương anh em bạn. Cuộc sống là vậy, rồi mai này bạn có người thương bạn sẽ hiểu cho cha. Trên đời này, trước trận dịch bệnh này, thì ngoài sinh tử, có lẽ mọi chuyện đều không quá lớn lao. Hồng trần để sống để yêu thương, và lượng thứ cho nhau khi còn có thể. Cô Dung thật dễ thương vì tình yêu cho cha bạn lớn lao mới can đảm chọn cha bạn có hai con làm bạn đồng hành. Hãy thương cô ấy nếu có thể. Cùng một kiếp nhân sinh, ai chẳng mong lấy người chưa gãy gánh để khỏi vướn bận nọ kia.
Việc quan trọng bây giờ là bạn chính là người kết nối em và cha. Em trai bạn trong lứa tuổi này cần quan tâm của cha và bạn hơn nữa để em không bị cám dỗ xung quanh vì bất mãn cha. Bạn thỉnh thoảng tạo ra dịp để 3 cha con đi chơi chung, đi ăn chung, nô đùa cùng nhau (lúc đó nói cha đừng nhắc cô Dung và em bé). Để em trai không bị hụt hẫng, một thời gian sao mọi người từ từ kết nối lại với nhau như một gia đình. Dòng máu đang chảy trong người hai anh em bạn và em bé là của một người Cha, không có lý do gì để oán ghét hay xa lánh nhau. Khi tâm lượng chúng ta đủ rộng, ta có thể ôm ấp, xoa dịu nỗi đau buồn cho ta và cho người để lòng thảnh thơi, an yên. Chúc cho 3 chị em bạn và cha và cô Dung luôn vui vẻ, hạnh phúc dù cho không sống cùng nhau nhưng có mặt cho nhau khi cần. Khi chúng ta gặp khó khăn, hoạn nạn thì không ai bên cạnh ta trước tiên ngoài gia đình yêu dấu. Thương chúc hai em thành công và hạnh phúc bình an trong cuộc sống!
Nguyễn 19-02-2020 21:40:36
Rất hiểu cảm giác của em, mẹ chị mất sớm chị sợ ba có gia đình khác nên bốn anh em cứ theo giữ ba, giờ ba đã già con cái có gia đình riêng, chỉ mình ba sống rất buồn, em hãy suy nghĩ tích cực lên, ba em cũng cần có người để bầu bạn
nguyễn đông 19-02-2020 17:07:46
Buồn và hụt hẩng là cảm giác của bấy cứ ai tron trường hợp này, nếu ba ở vậy với các con là điều quí nhất! Nhưng liệu sau này các con có chắc mình lo cho ba như ba đã lo cho mình không!? Vậy chú mong các con hãy mở lòng đón nhận thêm những thành viên mới để gia đình vui hơn! Thương hai đứa nhiều!
Vân Quỳnh 19-02-2020 15:08:46
Rất hiểu và thương các con khi đọc bài viết này !
Ai rồi cũng phải trưởng thành - như thế chúng ta sẽ chịu đựng được và quen với sự thay đổi này trong rất nhiều thay đổi của cuộc đời. Vì ba cha con đã rất yêu thương, gắn bó với nhau nên việc ba có người khác dù mẹ đã mất lâu rồi là điều khó tiếp nhận. Giờ thì thả lỏng cơ thể và đối diện nhẹ nhàng với việc mà mình đã biết trước là nó sẽ đến. Chúc hai chị em vững vàng và vẫn yêu ba như ba đã yêu các con !
lan 19-02-2020 11:37:37
Con đã trưởng thành rồi đó, giờ thì làm tư tưởng cho em nữa thôi. Cô đọc mà cay mắt, nhưng hãy cố lên, rồi mọi cái sẽ quen thôi, chị em con có thêm 1 người mẹ 1 đứa em. Bố con là người bố tuyệt vời, hãy vui để bố yên lòng tận hưởng hạnh phúc nhé
Vì sao các cô các bà lại ưng thuận việc thú cưng có mặt trong phòng ngủ? Không lẽ cô ấy không thấy nhột?
Từ một người sôi nổi, hoạt bát, cuộc vui nào cũng tham gia, mấy nay chị Hà chỉ thích ở nhà, bạn rủ cỡ nào cũng chẳng đi.
Bạn tôi bị tai nạn lao động. Thế rồi, chồng cũ của cô ấy quyết định nuôi 3 mẹ con để cô yên tâm nghỉ hưu sớm.
Có một sự thật, trong cuộc sống vợ chồng, rất ít người này nói được ra câu cảm ơn người kia.
Chị sẽ phải sống khác đi thôi. Phải hướng về ngày mai của chính mình.
Anh xin sếp nghỉ phép, nói dối vợ đi công tác vùng xa, “đăng xuất” hoàn toàn với cuộc sống tất bật thường ngày để “xin một vé về miền thanh xuân”.
Từ bỏ công việc vì quá bận rộn, tôi lao vào những tất bật khác vì phải nuôi con mọn và chăm sóc gia đình.
Tình cờ biết về chứng “ngạt tình dục”, tôi tin nó là thủ phạm làm hỏng chuyện phòng the.
Đôi lúc, cách cư xử của anh khiến chị mơ màng nghĩ rằng mình cũng là “cơm nóng”, cũng mới lạ hấp dẫn với anh.
Sau vài phút nhẹ dạ, toàn bộ vốn liếng, của nả một đời gom góp đã đột ngột “bốc hơi”. Cái bẫy mọi người mắc phải chẳng lạ lùng.
Khác biệt cỡ nào cũng luôn cần sự lắng nghe và thấu hiểu, để nếu không đạt sự hòa hợp thì cũng vui vẻ chấp nhận sự khác biệt ấy.
Chị rơi vào tình trạng về nhà rồi nhưng trong đầu óc chỉ nghĩ đến việc công ty. Một lời nói của đồng nghiệp cũng khiến chị mất ngủ.
Trên mạng xã hội, những người càng không quen biết nhau càng dễ ca tụng nhau bằng những lời có cánh.
Tôi thực sự bị tổn thương khi anh không ngừng lo lắng, chăm sóc, chu cấp cho gia đình cô ấy.
Sau ly hôn, cô bạn thân đưa chị đi gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu. Từ đây chị mới nhận ra, lâu nay mình bị chồng thao túng tâm lý.
Những gã trai vô tư ngày nào bỗng đùng một hôm thấy mình ngồi đây, đi qua bên kia sườn dốc cuộc đời với trăm điều dang dở.
Chị muốn con ghét anh, hận anh. Những lúc chồng vắng nhà, chị không tiếc lời kể tội anh.
Đứa cháu mà bà luôn coi thường chỉ vì là cháu gái giờ đã trở thành niềm tự hào trong mắt xóm giềng, bạn bè và thầy cô.