Bộ Công an đề xuất quy định chi tiết về việc giữ thẻ căn cước

06/01/2024 - 17:11

PNO - Bộ Công an vừa công bố dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước.

Từ 1/7 tới đây, Luật Căn cước sẽ có hiệu lực, nhằm thay thế cho Luật Căn cước công dân đang được áp dụng hiện nay.

Từ 1/7 tới đây, Luật Căn cước sẽ có hiệu lực, nhằm thay thế cho Luật Căn cước công dân
Từ 1/7, Luật Căn cước sẽ có hiệu lực

Theo điều 29 Luật Căn cước, các trường hợp sau sẽ bị giữ thẻ căn cước:

- Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Thẩm quyền giữ thẻ căn cước thuộc cơ quan thi hành quyết định tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành án phạt tù; cơ quan thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; cơ quan thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Để cụ thể quy định trên, tại dự thảo nghị định đang được lấy ý kiến, Bộ Công an đề xuất chi tiết về trình tự, thủ tục giữ, trả lại thẻ căn cước.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giữ thẻ căn cước khi giữ, trả thẻ căn cước phải lập biên bản về việc giữ, trả lại thẻ căn cước và lập sổ sách theo dõi.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, ra quyết định giữ thẻ căn cước. Quyết định giữ thẻ căn cước phải được lập thành 2 bản và giao cho người bị giữ thẻ 1 bản.

Trong thời hạn bị giữ thẻ căn cước, người bị giữ thẻ căn cước nếu có yêu cầu sử dụng thẻ căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp phải có văn bản đề nghị cơ quan giữ thẻ xem xét, quyết định.

Thu lại thẻ căn cước công dân nếu đổi sang thẻ căn cước.

Chi Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI