Bình Định: Người dân không mặn mà với khu tái định cư

27/10/2013 - 09:42

PNO - PNO - 15 khu tái định cư (TĐC) của Bình Định đã được hình thành nhằm tiếp nhận 1.854 hộ dân ở các vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có 830 hộ dân đến các khu TĐC.

edf40wrjww2tblPage:Content

 Những khu TĐC thưa thớt dân

Khu TĐC Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) được UBND tỉnh Bình Định được xây dựng từ năm 2008 với diện tích 2,5 hecta, kinh phí 12 tỷ đồng. Khu TĐC Nhơn Hải được quy hoạch cho 91 hộ dân sống sát mép biển, nguy cơ ảnh hưởng triều cường, mưa bão ở thôn Hải Đông và Hải Nam (xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, Bình Định). Mỗi hộ dân được hỗ trợ 20 triệu đồng và cấp đất mới, nhưng đến nay, khu TĐC Nhơn Hải chỉ mới có 17 hộ dân đến sống và 20 hộ dân đăng ký nhận đất tại khu TĐC.

Ông Ngô Đức Tình - Phó chủ tịch UBND xã Nhơn Hải cho biết: “UBND xã luôn tạo điều kiện, vận động người dân đến khu TĐC ổn định cuộc sống. Dự kiến, cuối năm 2013, sẽ di dời 100% hộ dân ở vùng nguy hiểm lên khu TĐC”. Tuy nhiên, với thực tế trước mắt, việc di dời theo kế hoạch ở khu TĐC Nhơn Hải khó hoàn thành.

Binh Dinh: Nguoi dan khong man ma voi khu tai dinh cu

Các hộ dân sống ở mép biển xã Nhơn Hải có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai.

Binh Dinh: Nguoi dan khong man ma voi khu tai dinh cu

Khu TĐC Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định).

Nhiều người dân nằm trong diện di dời đến khu TĐC có chung nỗi lo lắng là công việc mưu sinh của gia đình. Ông Nguyễn Văn Thái (thôn Hải Đông, xã Nhơn Hải), bày tỏ: “Vẫn biết an cư mới lạc nghiệp, ngặt nỗi người dân nơi đây sống bằng nghề biển, quanh năm dựa vào con nước mà kiếm sống. Bây giờ di dời lên đó, biết sống bằng cái gì. Sống gần biển tiện trong việc di chuyển, trông nom tàu bè”.

Được cấp đất, hỗ trợ tiền xây nhà nhưng các khu TĐC ở Bình Định vẫn thưa thớt dân cư. Khu TĐC Đồng Sam (thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định) được bố trí với diện tích 4,3 hec ta là nơi ở mới cho hơn 61 hộ dân vùng thiên tai thuộc thôn Quảng Dân (Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định).

Từ năm 2010, hơn 30 hộ dân trong diện di dời đã đến nơi ở mới khu TĐC Đồng Sam. Tuy nhiên, người dân khu TĐC Đồng Sam sống trong cảnh điện chập chờn, nước ngập úng vào mùa mưa. Nhiều gia đình ở khu TĐC Đồng Sam vẫn sống trong cảnh... hai nhà. Anh Nguyễn Văn Sang (39 tuổi, khu TĐC Đồng Sam, thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định), nói: “Mặc dù chuyển lên đây từ đầu năm 2010, thế nhưng vẫn còn sống ở nhà cũ (Lộc Hạ, Quảng Dân, Phước Thuận, Tuy Phước) để thuận tiện làm biển. Lúc mưa lũ, cả gia đình mới ở hẳn nhà mới trong khu TĐC. Lên nhà mới thì kiên cố, nhưng công việc không có nên cũng chẳng yên tâm”.

Có “ở” nhưng không có “ăn”

“Ông bà ta thường nói “ăn nhiều chứ ở bao nhiêu”, ngẫm lại rất đúng. Người dân TĐC vui mừng vì có nơi ở kiên cố, không sợ mưa bão. Vui chưa thỏa, gánh nặng cơm áo lại đè lên đôi vai chúng tôi. Toàn bộ dân TĐC Nhơn Hội này đều từng mưu sinh bằng nghề biển. Bỏ biển lên bờ, ruộng nương chẳng có lấy gì mà ăn. Người trẻ, khỏe còn đi làm công nhân, làm thuê mướn, già cả như chúng tôi không biết làm gì” - bà Nguyễn Thị Hảo (khu TĐC Nhơn Hội, TP Quy Nhơn) nói.

Binh Dinh: Nguoi dan khong man ma voi khu tai dinh cu

Binh Dinh: Nguoi dan khong man ma voi khu tai dinh cu

Người dân khu TĐC Đồng Sam (Phước Thuận, Tuy Phước sống trong cảnh điện chập chờn, nước ngập úng vào mùa mưa.

Băn khoăn lớn nhất của người dân TĐC là công việc làm ăn. Chị Nguyễn Thị Kim Thoa (37 tuổi, cư dân khu TĐC Đồng Sam), bày tỏ: “Nhà nước hỗ trợ cho mỗi gia đình 10 triệu đồng xây nhà mới. Thú thật số tiền hỗ trợ này chưa đủ làm nhà chứ nói gì đến tạo công ăn việc làm. Lên đây có nhà mới ở nhưng không có công việc, bà con lại về nơi cũ, vất vả lắm”.

Ông Trần Văn Sơn (Nhơn Hải, TP Quy Nhơn), cho hay: “Có tiền của bao nhiêu ăn cũng hết. Không nghề không nghiệp lên khu TĐC, chúng tôi không biết làm gì mà sống. Dù biết việc di dời để đảm bảo an toàn cho người dân là đúng đắn, tuy nhiên mức hỗ trợ thấp, cuộc sống bấp bênh nên không ai mặn mà”.

Theo ông Bùi Đắc Cường - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định), do đời sống của người dân khó khăn, mức hỗ trợ thấp không đủ xây dựng nhà cửa; công việc của người dân vùng TĐC gắn với biển, di dời như vậy, không thuận lợi cho công việc của họ…

Dịu Dịu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI