Dự báo bão số 4 đổ bộ vào đất liền từ ngày 27/9, Bình Định là một trong 4 địa phương nằm trong vùng tâm bão, ngay từ chiều 25/9, chính quyền các cấp tỉnh Bình Định khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với bão.
Theo đó, sáng 26/9, tỉnh Bình Định thực hiện lệnh cấm biển, ngành Giáo dục cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Đồng thời, Bình Định thành lập Ban chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4 do đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn làm trưởng ban, hoạt động tại phường Tam Quan Bắc (TX. Hoài Nhơn) để kịp thời xử lý trong các tình huống khẩn cấp.
Đến chiều tối ngày 26/9, Bình Định ghi nhận còn 259 tàu cá ở trong vùng nguy hiểm, hiện các tàu cá đều nhận được thông tin về cơn bão và đang di chuyển ra khỏi đường đi của bão. Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh đang xả nước để chuẩn bị đón lũ, vấn đề an toàn hồ đập về cơ bản được đảm bảo. Hiện, các địa phương khẩn trương kích hoạt phương án ứng phó với rủi ro thiên tai cấp độ 4.
Theo đó, Bình Định sơ tán 18.995 hộ/65.404 người theo hình thức sơ tán xen ghép và sơ tán tập trung ở các khu vực an toàn đã được lên phương án từ trước; chuẩn bị đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong tình hình mưa bão chia cắt.
Đến nay, qua thống kê của ngành du lịch địa phương, toàn tỉnh có khoảng 1.033 khách du lịch lưu trú ở các khu du lịch ven biển, riêng xã đảo Nhơn Châu (TP. Quy Nhơn) không còn khách lưu trú tại đảo. Từ đêm 26/9 cho tới lúc bão đổ bộ, ngành chức năng Bình Định tập trung tối đa lực lượng, ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý trong tình huống khẩn cấp.
Một số hình ảnh ứng phó với bão số 4 tại Bình Định
|
Đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng (người đầu tiên bên trái ảnh) kiểm tra công tác ứng phó với bão tại Cảng cá Quy Nhơn. |
|
Ngư dân bán sản phẩm sau khi cập bến để chuẩn bị lên bờ trú bão |
|
Ngư dân hối hả chuẩn bị dọn dẹp, đưa tàu neo đậu để tránh bão tại Cảng cá Quy Nhơn vào ngày 26/9. |
|
Ngư dân Nguyễn Thành Sơn (người mặc áo thun dài tay) quê ở Quảng Ngãi, chủ tàu cá QNg 94857 TS trò chuyện với Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng. Theo ông Sơn, trong lúc tàu đang hoạt động ở vùng biển Khánh Hòa, nghe tin bão tới, tàu về cảng cá Quy Nhơn vào chiều 26/9 để bán cá và neo đậu trú bão. |
|
Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn báo cáo về các vị trí tàu hàng đang ở trong khu vực cảng. Đến chiều 26/9, toàn bộ tàu hàng trong cảng được bốc dỡ hàng hóa và di chuyển về neo đậu trú bão tại vinh Xuân Đài (Phú Yên). |
Huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) sơ tán gần 38.000 người Dự báo, bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến huyện Bình Sơn với cấp độ 4, sức gió mạnh cấp 12, giật đến cấp 15. Trước nguy cơ, nhiều hộ dân ở những vùng nguy hiểm đã được chính quyền huyện Bình Sơn vận động, hỗ trợ di dời người và tài sản đến nơi ở khác. Chính quyền địa phương cũng kiên quyết di dời người dân ở trong những nhà không đảm bảo an toàn trước khi bão đến. Để chủ động ứng phó với bão, sáng 26/9, UBND huyện Bình Sơn đã tổ chức họp khẩn theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 23 xã, phường, thị trấn. Đồng thời chính quyền địa phương đã đi kiểm tra nhiều nơi. Ông Võ Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn cho biết: dự kiến theo nguy cơ cấp 4, huyện sẽ sơ tán trên 11.000 hộ dân, với gần 38.000 nhân khẩu. Trong đó có 7.000 người sẽ được sơ tán tập trung. Những nơi sơ tán được chuẩn bị chu đáo. |
Thừa Thiên - Huế cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học vào các ngày 27, 28/9/2022.
Các trường được yêu cầu chằng chống, gia cố đảm bảo an toàn cơ sở giáo dục, trường học; cắt tỉa cành cây trong khu vực trường có nguy cơ gãy đổ; lên phương án đảm bảo an toàn tài sản, cơ sở vật chất, chủ động di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ đến vị trí cao ráo để tránh hư hại. Đặc biệt, các trường chú ý các điều kiện an toàn, phòng chống tai nạn thương tích khi gia cố các công trình tại đơn vị, trường học.
|
Lực lượng công an quân đội đến giúp trường Tiểu học Kim Long chặt cây, tỉa cành trước khi bão Noru đổ bộ |
Sở GD-ĐT tỉnh này cũng yêu cầu các trường thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến đường đi của bão, mưa lũ, cảnh báo thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng (Hue-S, Website của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, để chủ động ứng phó, không để xảy ra bị động khi bão vào. Trước đó, các thầy cô giáo ở các huyện vùng ven biển đã khẩn trương chằng chống trường lớp; di dời máy móc, thiết bị dạy học, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi không bị nguy cơ ngập lụt để tránh hư hỏng.
|
Từ ngày mai các trường trên đại bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế học sinh nghỉ học |
" Sở cũng yêu cầu các đơn vị chú ý điều kiện an toàn, phòng chống tai nạn thương tích khi gia cố các công trình tại đơn vị, trường học. Duy trì lực lượng phương tiện và phân công lực lượng túc trực tại đơn vị, trường học để chủ động xử lý các tình huống xảy ra trong bão lũ", ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên-Huế cho hay.
Được biết, năm học 2022-2023, toàn tỉnh Thừa Thiên-Huế có khoảng 280.000 học sinh theo học các cấp.
|
Công văn hỏa tốc của ĐH Huế |
Cũng trong tối nay 26/9, ĐH Huế có Công văn số 1381/ĐHH-VP ngày 26/9/2022 về việc triển khai các phương án ứng phó với bão số 4 và cho sinh viên nghỉ học vào các ngày 27 và 28/9/2022.
Hạ Vũ - Thanh Vạn - Thuận Hóa