Bình đẳng, tôn trọng tạo nên sự khác biệt giữa trẻ Việt và trẻ Tây

08/04/2016 - 20:00

PNO - Mỗi đứa trẻ là một các thể độc lập, chúng có nhận thức, lòng tự trọng và tiếng nói, hơn hết chúng cần được người lớn lắng nghe.

Phải nói rằng, lo lắng cho con quá mức khiến bạn vô tình mắc sai lầm, tạo mầm họa cho con mình. Xuất phát điểm tốt là tình yêu thương con vô bờ bến, tuy nhiên yêu thương thế nào mới là đúng. Dạy con là chuyện muôn thuở, là câu hỏi khó với mỗi bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ trẻ.

Hãy tưởng tượng trẻ nhỏ như một tờ giấy trắng, bạn viết gì thì sẽ còn mãi ở đấy, bạn vò nhàu thì nó sẽ nhàu. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ thì không biết suy nghĩ, không có nhận thức. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Mỗi bữa ăn của trẻ khiến không ít bà mẹ đau đầu. Muôn vàn những tình huống ngộ nghĩnh và đa phần là trẻ không chịu ăn. Để con ăn, các bà mẹ phải "khổ sở", vất vả "vật lộn" với con. Từ nịnh nọt ngọt ngào, đưa ra những lời hứa hẹn đầy cám dỗ với trẻ... đến đỉnh điểm là quát mắng, bắt ép trẻ ăn... Ít nhiều thì trẻ cũng phải ăn, đúng bữa và đúng giờ. 

Binh dang, ton trong tao nen su khac biet giua tre Viet va tre Tay
Mẹ dỗ dành, nịnh nọt con ăn (Ảnh: internet).

Trong khi đó, sang các nước phương Tây, trẻ em có tiếng nói và được bố mẹ lắng nghe, tôn trọng hơn... Nếu trẻ không muốn ăn thì mẹ Tây cũng không ép buộc con ăn như mẹ Việt. Khi nào cảm thấy đói chúng sẽ tự biết đi lấy thức ăn để ăn.

Bên cạnh "cái ăn" thì "cái mặc" cũng là nỗi lo của các bà mẹ. Mẹ Việt chăm sóc cho con từng li từng tí và ngày càng có xu hướng bao bọc con quá. Vào mỗi buổi sáng mùa đông, thay vì trẻ được mặc những bộ đồ bé thích, mẹ Việt lại luôn bắt con mặc thêm nhiều áo, áo khoác dày, đi tất,... Nếu con chê xấu không mặc hay không nghe lời thì lập tức con bị mẹ quát mắng.

Ngược lại, khi sang phương Tây bạn sẽ không hề bắt gặp tình huống này, khi trẻ mắc lỗi, các mẹ Tây không bao giờ quát mắng nặng lời với con mình. Bởi quát mắng không đem lại hiệu quả như mong muốn mà còn phản tác dụng đối với trẻ.

Binh dang, ton trong tao nen su khac biet giua tre Viet va tre Tay
Trẻ em Tây không bị ép ăn mà sẽ tự ăn khi chúng muốn (Ảnh: internet).

Theo PGS. Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hằng (giảng viên bộ môn Tâm lý học lâm sàng, Khoa Tâm lý, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Việt Nam), quát nạt, đánh đập cũng như trừng phạt tiêu cực đối với trẻ không có tác dụng thúc đẩy hành vi, làm phát sinh hành vi tiêu cực, khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, không hiểu lỗi của mình là gì, cảm thấy thất vọng và tự ti về bản thân, thậm trí nặng hơn là oán hận cha mẹ...

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, chúng có nhận thức, lòng tự trọng và tiếng nói, hơn hết chúng cần được người lớn lắng nghe. Lắng nghe và nói chuyện bình đẳng với trẻ khiến trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, có vị trí, vai trò của mình trước người nghe.

Từ đó, trẻ sẽ tự tin vào bản thân mình hơn, tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó cũng là điều mà bất kỳ bà mẹ nào cũng mong muốn con mình có được.

Hoàng Lan

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI