Biểu tình chống lệnh cấm nhập cảnh bước sang ngày thứ hai

30/01/2017 - 07:01

PNO - Hàng ngàn người Mỹ hôm 29/1 (giờ địa phương) đã bước vào ngày biểu tình ngày thứ hai chống lại sắc lệnh gây tranh cãi của tân Tổng thống Donald Trump liên quan đến việc cấm du khách từ bảy quốc gia Hồi giáo vào Mỹ.

Làn sóng biểu tình lan rộng ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới là sự đáp trả phẫn nộ, và các thẩm phán Mỹ đã ban hành phán quyết cho phép người đến Mỹ lưu lại tạm thời tại ít nhất bốn tiểu bang.

Bieu tinh chong lenh cam nhap canh buoc sang ngay thu hai
Người biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump tại Sân bay Quốc tế O'Hare ở Chicago - Ảnh: AFP
Bieu tinh chong lenh cam nhap canh buoc sang ngay thu hai

Truyền thông Mỹ đưa tin một đám đông hàng ngàn tập trung tại Công viên Battery ở New York, dọc theo bờ vịnh từ tượng Nữ thần Tự do - ngọn hải đăng biểu tượng nổi tiếng của Mỹ về tự do và nhập cư - trong khi hàng ngàn tiếp tục đổ về phía Nhà Trắng. Các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ở Quảng trường Copley Boston nơi các nhà hoạt động tổ chức các cuộc xuống đường tại các sân bay và các thành phố trong cả nước, trong đó có Los Angeles, Atlanta, Kansas City, Baltimore, Denver và Seattle.

Không khí phẫn nộ xen lẫn sợ hãi bùng lên trong các cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ cũng như trên thế giới sau khi Tổng thống Trump ký một sắc lệnh vào ngày 27/1, đình chỉ sự việc nhập cảnh vào Mỹ tất cả người tị nạn trong vòng ít nhất 120 ngày. Sắc lệnh này cấm người tị nạn Syria vô thời hạn, cấm công dân từ các nước Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan và Yemen trong vòng 90 ngày.

Bieu tinh chong lenh cam nhap canh buoc sang ngay thu hai
Các luật sư tiếp tục có mặt tại Sân bay O'Hare ở Chicago để trợ giúp pháp lý cho những người đến từ các nước bị cấm - Ảnh: CNN

Mặc dù Tổng thống Trump viện dẫn cuộc tấn công ngày 11/9/2001 để biện minh cho hành động của mình, song ông không nhắm tới bất kỳ quốc gia nào từng có không tặc trong vụ tấn công khủng bố này, đó là Ai Cập, Lebanon, Saudi Arabia và United Arab Emirates. Các nhà phân tích cho rằng ông Trump không nhắm đến công dân các nước từng có quan hệ đối tác làm ăn.

Đáng chú ý, sắc lệnh gây tranh cãi của ông Trump ảnh hưởng đến các “công dân kép” của châu Âu, mặc dù không phiền phức gì đến những người nắm giữ hộ chiếu kép của Anh, Mỹ hay Canada. Ngày 29/1, Nhà Trắng phục hồi quyền lợi cho những người có thẻ xanh đang trên đường trở thành công dân Mỹ, sau khi bác bỏ việc họ bị ảnh hưởng.  

Trong khi đó, các quan chức Mỹ cảnh báo việc các du khách bị bắt giữ tại sân bay, gia đình bị chia sẻ - đơn giản như câu chuyện một người cha không thể đến dự đám cưới của con trai, hay ông không thể gặp mặt cháu – chẳng khác gì “một món quà dành cho những kẻ cực đoan”!

Bieu tinh chong lenh cam nhap canh buoc sang ngay thu hai
Cố vấn cao cấp Steve Bannon của Tổng thống Donald Trump, nhân vật “diều hâu” về vấn đề nhập cư ở Mỹ, chắc chắn có một ghế thường trực tại Hội đồng an ninh quốc gia của Nhà Trắng (NSC) - Ảnh: AFP

Lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ đang phải hứng chịu sự chỉ trích từ phía các đồng minh châu Âu, từ phía các nước có tên trong “sổ đen” cũng như từ phía đảng Dân chủ Mỹ. Đảng Dân chủ đòi lật ngược lệnh cấm này, và ngày 29/1 sắc lệnh gây nên nhiều ý kiến trái chiều ngay trong chính đảng Cộng hòa của ông Trump. Trước đó, ngày 28/1 một thẩm phán toà án Mỹ đã ra phán quyết ngừng trục xuất người tị nạn theo sắc lệnh hành chính được tổng thống Donald Trump ban hành.

Trong khi đó, đến ngày 30/1, một nhóm các luật sư vẫn tiếp tục có mặt tại Sân bay quốc tế O'Hare ở Chicago để trợ giúp những người đến từ các nước bị cấm. Bên ngoài, những người biểu tình mang biểu ngữ và hô khẩu hiệu “Tất cả chúng ta là người tị nạn!”.

VIỆT HƯNG (Theo AFP, CNN, AP)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI