Biểu tình ‘Áo vàng’ tại Pháp diễn biến ngày càng phức tạp

17/02/2019 - 13:11

PNO - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án hành vi lạm dụng bài Do Thái nhắm vào một trí thức nổi tiếng của một nhóm biểu tình "Áo vàng" ở Paris.

Cảnh sát đã can thiệp để bảo vệ nhà triết học Alain Finkielkraut sau khi ông bị một nhóm chống Do Thái lăng mạ và chế nhạo tại thủ đô nước Pháp.

Tổng thống Macron tuyên bố bài trừ Do Thái là hành động đối nghịch với những gì đưa nước Pháp trở nên vĩ đại và sẽ không được dung thứ.

Bieu tinh ‘Ao vang’ tai Phap dien bien ngay cang phuc tap
Hàng chục ngàn người đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Pháp hôm thứ Bảy (16/02).

Hôm thứ Bảy (16/02), hàng chục ngàn người đã tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ. Cảnh sát phải sử dụng hơi cay để khống chế đám đông khi nhóm biểu tình "Áo vàng" xuống đường trên khắp đất nước vào cuối tuần thứ 14 liên tiếp.

Tại Paris, các sĩ quan nối thành "hàng rào sống" sau khi một nhóm tham gia cuộc tuần hành đối đầu với ông Finkielkraut và bắt đầu thóa mạ nhà triết học. Trả lời tờ Le Parisien, học giả Do Thái 69 tuổi cho rằng đã nghe thấy mọi người hét răng ông "tự gieo mình xuống kênh đi" (bằng tiếng Pháp).

Alain Finkielkraut nói với tờ Nhật báo Du Dimanche rằng ông cảm thấy "sự căm ghét tuyệt đối" nhắm vào mình và lo sợ về an toàn của bản thân nếu cảnh sát không có mặt, mặc dù nhấn mạnh không phải tất cả những người biểu tình đều hung hăng.

Ông Finkielkraut vốn là nhập cư gốc Ba Lan, trước đây đã bày tỏ sự thông cảm với người biểu tình nhưng cũng lên tiếng chỉ trích phong trào này. Nhà triết học cho biết Tổng thống Macron đã nói chuyện với ông qua điện thoại để đề nghị hỗ trợ.

Bieu tinh ‘Ao vang’ tai Phap dien bien ngay cang phuc tap
Alain Finkielkraut cảm thấy nhẹ nhõm khi cảnh sát can thiệp.

Các cuộc biểu tình "Áo vàng" nổi lên vào giữa tháng 11/2018 khi nhiều người bất bình về thuế nhiên liệu. Kể từ đó, nó mở rộng thành cuộc nổi dậy nhằm vào Tổng thống Macron và một tầng lớp chính trị bị xem là xa rời dân chúng.

Các cuộc biểu tình thường dẫn đến bạo lực và gây thiệt hại, thậm chí đối với một số di tích nổi tiếng nhất Paris. Bên cạnh đó, giới phê bình cáo buộc cảnh sát sử dụng lực lượng không cân xứng.

Số lượng người xuống đường ở Pháp đã giảm dần nhưng hàng chục ngàn người vẫn đang tham gia biểu tình hàng tuần trên khắp đất nước.

The Bộ Nội vụ Pháp, tổng cộng 41.500 người đã tham gia các cuộc biểu tình trên khắp đất nước hôm thứ Bảy, bao gồm khoảng 5.000 người ở Paris. Tuy nhiên, người tham gia và dẫn đầu biểu tình khẳng định con số thật sự lớn hơn.

Jerome Rodrigues, một người biểu tình, nói với hãng thông tấn AFP: "Chúng tôi có 15.000 [ở Paris], tức là phong trào đang leo thang.”

Ngọc Anh (theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI