Biết nuôi 'nhầm' con của nhau nhưng hai gia đình Ấn giáo và Hồi giáo không đổi lại

24/01/2018 - 14:33

PNO - Hai đứa trẻ sinh ra trong gia đình Hồi giáo và Ấn giáo bị trao nhầm khi chào đời đều từ chối đổi về gia đình mình sau khi có kết quả xét nghiệm DNA, và hai gia đình quyết định nuôi con của người khác.

Tại phiên tòa thực hiện việc đổi lại con đầu tháng này, cả hai đứa trẻ đều từ chối rời xa cha mẹ đã nuôi mình lâu nay.

Biet nuoi 'nham' con cua nhau nhung hai gia dinh An giao va Hoi giao khong doi lai
Salma Parbin và con trai Jonait - Ảnh: Gia đình cung cấp

Theo dự kiến, ngày 24/1 hai gia đình sẽ thông báo với một thẩm phán ở bang Assam Đông Bắc Ấn Độ rằng họ quyết định nuôi con của nhau.

Việc bị đánh đổi do nhầm lẫn được xác nhận khi ông Shahabuddin Ahmed nhận được kết quả xét nghiệm DNA cho thấy không phù hợp về di truyền giữa vợ ông, Salma Parbin, và con trai hợp pháp của họ là Jonait.

Biet nuoi 'nham' con cua nhau nhung hai gia dinh An giao va Hoi giao khong doi lai
Shahabuddin Ahmed cùng vợ Salma Parbin và con trai Jonait - Ảnh: BBC

Parbin nói rằng cô nghi ngờ không biết Jonait có phải là con trai mình hay không ngay khi cô nhìn thấy cậu sau khi sinh gần ba năm trước tại Bệnh viện Đa khoa Mangaldai hồi tháng 3/2015.

"Khi tôi thấy mặt cháu, tôi đã nghi ngờ, tôi nhớ gương mặt của người phụ nữ kia trong phòng sinh và cháu giống cô ấy, tôi có thể nhận ra sự khác biệt do đôi mắt của cháu, trong nhà tôi không ai có đôi mắt như thế”, cô Parbin nói.

Biet nuoi 'nham' con cua nhau nhung hai gia dinh An giao va Hoi giao khong doi lai
Bé Riyan không lúc nào chịu rời lòng mẹ Shewali Boro - Ảnh: BBC

Khi ông Ahmed nói với bệnh viện về mối nghi ngờ của vợ mình, nhân viên ở đây đã chối bỏ trách nhiệm và nói rằng vợ ông cần được trợ giúp tâm thần.

Sau đó ông quyết định nộp đơn kiến nghị thông tin yêu cầu bệnh viện cho biết chi tiết về tất cả những đứa trẻ sinh khoảng 7 giờ sáng cùng ngày Jonait ra đời.

Sau khi nhận được thông tin chi tiết của cả bảy bà mẹ, ông nói rằng một "phụ nữ bộ tộc" đáng chú ý hơn cả, vì cô ta và vợ ông cùng sinh con trai trong thời gian cách nhau có 5 phút, và cả hai cháu đều nặng 2,99 kg.

Sau khi viết một lá thư gửi cặp vợ chồng Ấn giáo Anil và Shewali Boro, vợ chồng Ahmed và con trai Jonait đã đến thăm họ và đứa con - Riyan Chandra - đang sống ở một ngôi làng cách đó 30km.

Shewali Boro kể lại, lần đầu tiên nhìn thấy bé Jonait, cô "cảm thấy rất buồn và đã khóc" sau khi nhận thấy đứa trẻ giống chồng mình.

Biet nuoi 'nham' con cua nhau nhung hai gia dinh An giao va Hoi giao khong doi lai
Tình cảm của hai đứa trẻ với cha mẹ nuôi mình lớn đến mức hai bé không muốn về với cha mẹ đẻ của mình - Ảnh: BBC

"Chúng tôi thuộc bộ lạc Bodo, chúng tôi không giống người Assam và người Hồi giáo. Mắt của chúng xếch, hai má và bàn tay dày, đặc trưng của người Mông Cổ, nên chúng ta rất khác nhau”, Boro nói.

Parbin thì nói cô ngay lập tức biết Riyan là con mình và muốn đổi ngay hai đứa trẻ, nhưng mẹ của ông Boro đã bác bỏ đề nghị này.

Sau khi một phòng thí nghiệm pháp y chứng minh được sai lầm của bệnh viện, hai cặp vợ chồng Hồi giáo và Ấn giáo bèn đưa nhau ra tòa, nhưng họ nhận thấy không thể cùng nhau thực hiện việc đổi lại con.

"Quan tòa nói với chúng tôi rằng nếu chúng tôi muốn đổi lại hai đứa trẻ, ông ta có thể giúp chúng tôi làm được điều đó, nhưng chúng tôi được cho biết chúng tôi không nên làm điều này, vì chúng tôi đã nuôi các cháu 3 năm qua, chúng tôi không thể để các cháu ra đi”, cô Parbin nói.

Cô nói thêm, "lúc này Jonait đang khóc, anh rể tôi bế cháu, cậu bé vòng tay ôm chặt lấy cổ anh ấy và không chịu đi”.

Bé Riyan cũng đã bắt đầu khóc và không chịu rời khỏi cô Boro.

Cả hai cặp nói với truyền thông rằng họ không tin hai đứa trẻ sẽ thích nghi tốt nếu bị buộc phải đổi lại bây giờ. Họ nói khi những đứa trẻ lớn lên, họ sẽ để các con quyết định sống với gia đình nào.

Hai gia đình thống nhất giữ liên lạc với nhau và qua lại như bạn bè để đảm bảo rằng họ có thể là một phần trong cuộc sống của đứa con đẻ.

Thanh Hải (Theo Independent)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI