Biến tấu bánh chưng, bánh dày độc lạ dịp giỗ Tổ

05/04/2025 - 11:42

PNO - Bánh chưng bánh dày là 2 loại bánh không thể thiếu trong mâm cúng dịp giỗ Tổ. Để bánh chưng, bánh dày hấp dẫn hơn, có thể thử một số cách chế biến độc đáo.

Bánh chưng đỏ

Bánh chưng đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc. Ảnh: Bếp của mẹ
Bánh chưng đỏ tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc - Ảnh: Bếp của mẹ

Bánh chưng đỏ rất đáng thử dịp giỗ Tổ. Theo quan niệm truyền thống, màu đỏ cũng mang lại may mắn, thịnh vượng.

Làm bánh chưng đỏ cũng giống như bánh chưng xanh truyền thống, khác biệt duy nhất là đem gấc trộn với nếp trước khi gói. Nhân bánh vẫn là đậu xanh nhưng trộn thêm đường, thịt heo được dùng phần nạc nhiều hơn mỡ.

Nguyên liệu:

- Nếp, đậu xanh

- 1 trái gấc

- Thịt ba rọi

- Muối, đường

- Rượu

Cách làm:

- Ngâm nếp và đậu xanh tách vỏ trong 8 tiếng, vớt ra và để ráo nước

- Cho ít muối và rượu vào gấc rồi bóp để gấc ra nhiều nước

- Cho gấc vào nếp, trộn đều để nếp có màu đỏ

- Gói bánh vào khuôn và luộc trong 5-8 tiếng (tùy kích cỡ bánh)

Bánh chưng hoa đậu biếc

Bánh chưng hoa đậu biếc thanh mát, dẻo ngọt, hấp dẫn cho ngày giỗ Tổ. Ảnh: Nguyet Anh

Bánh chưng hoa đậu biếc - Ảnh: Nguyet Anh
Bánh chưng hoa đậu biếc - Ảnh: Nguyet Anh

Có thể thay đổi màu sắc bánh chưng thành lớp vỏ mang màu xanh của hoa đậu biếc, vừa mát mắt vừa hấp dẫn. Cùng với nhân đậu xanh, thịt heo, phần nếp dẻo thơm mùi hoa đậu biếc sẽ mang đến hương vị khó quên.

Nguyên liệu:

- Đậu xanh

- Nếp

- Hoa đậu biếc

- Thịt ba rọi

- 1/2 muỗng canh hạt nêm

- 1/3 muỗng canh bột ngọt

- 1/3 muỗng canh hạt tiêu

- 1 muỗng canh nước mắm

Cách làm:

- Pha 300ml nước nóng vào hoa đậu biếc rồi khuấy đều và chờ hoa ra màu

- Ngâm đậu xanh qua đêm, ngâm nếp trong nước hoa đậu biếc, sau đó vớt ra để ráo

- Ướp thịt với các loại gia vị.

- Trộn gia vị vào đậu và nếp

- Gói bánh và luộc khoảng 5-8 tiếng (tùy kích cỡ bánh)

Bánh chưng nếp cẩm

Ảnh: Bếp của mẹ
Món bánh chưng nếp cẩm. Ảnh: Bếp của mẹ
Bánh chưng nếp cẩm đậm chất vùng Tây Bắc - Ảnh: Bếp của mẹ

Đây là món truyền thống của người dân tộc Tày và được làm từ nếp cẩm của người Tây Bắc. Bánh có màu đen tím, nếp mềm, dẻo. Bánh chưng nếp cẩm còn có tên là bánh chưng đen, nguyên liệu cũng đậm chất vùng Tây Bắc.

Nguyên liệu:

- Nếp cẩm

- Nếp trắng

- Thịt heo

- Đậu xanh cà vỏ

- Hành tím

- Nước mắm

- Gia vị, lá dong

Cách làm:

- Nếp cẩm trộn với nếp trắng, đổ nước ngập, thêm 1 muỗng muối và ngâm trong 14 giờ sau đó vo lại với nước sạch và để ráo

- Đậu xanh cà vỏ ngâm với nước trong 4 giờ sau đó xả lại nước sạch, để ráo

- Thịt heo rửa sạch, ướp gia vị

- Đậu xanh sau khi ngâm, cho vào 1/2 muỗng đường, 1/2 muỗng cà phê muối và 1/4 muỗng bột ngọt trộn đều

- Gói bánh vào khuôn, luộc 5-8 tiếng (tùy kích cỡ bánh)

Bánh dày ngũ sắc

Ảnh: Hoa nắng
Bánh giầy ngũ sắc bắt mắt, dẻo mịn. Ảnh: Hoa nắng.
Bánh dày ngũ sắc bắt mắt, dẻo mịn - Ảnh: Hoa nắng

Chiếc bánh dày quen thuộc thường chỉ có màu trắng nhưng với người dân tộc Tày ở Bản Rùa, tỉnh Tuyên Quang, bánh dày có rất nhiều màu được làm từ rau củ tự nhiên.

Màu đỏ được lấy từ lá cây cẩm đỏ, màu tím từ cây cẩm tím, màu vàng từ củ nghệ, màu xanh từ lá nếp và màu đen từ tro rơm.

Để có được những màu sắc này, phải đun lấy nước hoặc giã lá cây/rau củ rồi lấy nước ngâm với nếp 8 giờ, sau đó đem hấp thành xôi rồi giã khoảng 30 phút thành một khối bột dẻo thì mang ra chia nhỏ và bọc nhân.

Nhân bánh dày có nhiều loại khác nhau, có thể là nhân đậu phộng, nhân mè, nhân đậu hoặc thịt, hay đơn giản nhất là bánh không nhân. Tùy sở thích, có thể nêm đường hoặc muối.

Bánh sau khi nắn xong sẽ để lên lá chuối, cắt thành hình tròn đẹp mắt là có ngay thành phẩm.

Thu Vân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI