Biến chai nhựa cũ thành bè nổi trồng rau sạch trên mặt nước

17/07/2024 - 06:52

PNO - Từ những chai nhựa cũ bỏ đi, anh Nguyễn Văn Đắc ở xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) đã tận dụng và kết lại thành bè rồi trồng rau hữu cơ trên mặt nước.

Với ý tưởng giữ hệ sinh thái tự nhiên, tạo ra những sản phẩm rau sạch cung cấp thị trường, anh Đắc đã thu gom các loại chai nhựa cũ rồi dùng lưới bao bọc và làm khung tre để cố định tạo ra những chiếc bè nổi có chiều ngang 1m, dài 3m.
Để tận dụng diện tích mặt nước trồng rau, anh Đắc thu gom chai nhựa cũ rồi dùng lưới bao bọc và làm khung tre để cố định tạo ra những chiếc bè nổi có chiều ngang 1m, dài 3m.
Những chiếc bè này được nối với nhau bằng dây cáp để buộc với bờ.
Những chiếc bè được nối với nhau bằng dây cáp và buộc cố định với bờ.
Tận dụng lục bình có sẵn trên mặt hồ, anh vớt lên phơi khô rồi ủ với các loại phân hữu cơ và rơm.
Giá thể trồng rau sử dụng thành phần chính là lục bình được vớt từ mặt hồ. Lục bình sau khi sẽ được ủ với các loại phân hữu cơ và rơm.
Sau đó, đắp lên bè và gieo hạt trồng rau.
Lớp giá thể được phủ đều lên bè và gieo hạt trồng rau.
Công đoạn gieo hạt trồng rau.
Công đoạn gieo hạt trồng rau.
Với gần 400 bè rau thủy sinh trên diện tích khoảng 3000m2 mặt nước được anh Đắc thuê ở xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An) để trồng rau sạch. Mỗi ngày, Đắc thu được từ 300 - 400kg cà chua, bầu, bí, mướp, khổ qua… bán từ 40.000 đồng/kg trở lên (tùy loại).
Với gần 400 bè rau thủy sinh trên diện tích khoảng 3000m2 mặt nước được thuê ở xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa (tỉnh Long An), mỗi ngày, anh Đắc thu từ 300 - 400kg cà chua, bầu, bí, mướp, khổ qua… bán từ 40.000 đồng/kg trở lên (tùy loại).
Đây được xem là mô hình khá mới lạ.
Đây được xem là mô hình khá mới lạ.
Theo anh Đắc, có được thành quả bước đầu nhất định về mô hình trồng rau trên mặt nước, anh đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu và nhiều lần thất bại.
Theo anh Đắc, để có được thành quả bước đầu về mô hình trồng rau trên mặt nước, anh đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu và nhiều lần thất bại.
Từ những thất bại, anh Đắc đã tự rút ra được không ít kinh nghiệm. Với mô hình này, anh vừa tận dụng được diện tích mặt nước sẵn có, vừa cách ly giảm hơn 80% sâu rầy.
Từ những thất bại, anh Đắc đã tự rút ra được không ít kinh nghiệm. Với mô hình này, anh vừa tận dụng được diện tích mặt nước sẵn có, vừa cách ly giảm hơn 80% sâu rầy.
Ngoài ra, mô hình trồng rau trên mặt nước không mất thời gian tưới tiêu do rễ và thân lục bình ngấm nước từ bên dưới. Anh còn tận dụng nuôi cá dưới hồ với thức ăn toàn rau sạch.
Anh không phải mất thời gian tưới tiêu do rễ và thân lục bình ngấm nước từ bên dưới. Anh còn tận dụng nuôi cá dưới hồ với thức ăn toàn rau sạch.
Hiện, anh Đắc đang trồng nhiều bè xà lách Đà Lạt và đang mở rộng phát triển trồng các loại rau khác và nấm rơm sạch.
Hiện, anh đang trồng nhiều bè xà lách Đà Lạt, mở rộng trồng các loại rau khác và nấm rơm sạch.
Những chiếc vỏ lãi nhỏ được xem là phương tiện chủ yếu để nông dân chăm sóc rau và thu hoạch.
Những chiếc vỏ lãi nhỏ là phương tiện chủ yếu để chăm sóc và thu hoạch rau.
Ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An - cho biết, mô hình trồng rau trên bè thủy sinh của anh Đắc bước đầu triển khai mang lại những hiệu quả từ việc người dân tận dụng những vùng trũng ngập nước quanh năm để làm bè trồng rau sạch tăng thu nhập.
Ông Nguyễn Thanh Truyền - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An - cho biết, mô hình trồng rau trên bè thủy sinh của anh Đắc bước đầu triển khai mang lại những hiệu quả từ việc người dân tận dụng những vùng trũng ngập nước quanh năm để làm bè trồng rau sạch tăng thu nhập.
Tuy nhiên, khi triển khai mô hình người dân phải nghiên cứu kỹ để thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, khi triển khai mô hình người dân phải nghiên cứu kỹ để thực hiện đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thanh Lâm

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEanlanhsongmanhvi /strCate=anlanhsongmanh
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthitruongvi /strCate=thitruong