Bí thư Nhân: Rà soát nhà dân có nguy cơ bị sập lở xuống sông

28/06/2017 - 22:00

PNO - Ông Nhân đề nghị Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tất cả các quận huyện trên địa bàn TP rà soát những nơi nhà dân có nguy cơ bị sập lở xuống sông

Chiều 28/6, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 đã bế mạc. Nhắc đến năm căn nhà sập xuống sông trong đêm ở huyện Nhà Bè. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu huyện khẩn trương báo cáo nhanh cho UBND TP, trong đó phải có phương án dự báo tình hình chứ không để sự việc xảy ra mới đi xử lý hậu quả.

Ông Nhân đề nghị Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong chỉ đạo tất cả các quận huyện trên địa bàn TP rà soát những nơi nhà dân có nguy cơ bị sập lỡ xuống sông, để trong thời gian tới sẽ có buổi họp bàn về vấn đề này.

Bi thu Nhan: Rà soát nhà dan có nguy co bị sạp lo xuóng song
Bí thư Nhân trao đổi với các đại biểu

“Nhà sập đến đâu mới xử lý đến đó là không ổn. Nếu coi tính mạng người dân là quan trọng thì phải xem đây là nhiệm vụ ưu tiên, yêu cầu chúng ta phải ưu tiêu xử lý. Trong tháng tám, UBND TP phải có kế hoạch rà soát lại, không vì thiếu tiền mà cứ sập lở rồi mới lo xử lý là không được”- ông Nhân nói.

Về chống tội phạm, ông Nhân cho rằng phải kết nối được camera của người dân với camera của công an phường, tạo thành hệ thống liên kết để công an phường ngồi một chỗ sẽ quan sát hết các đường phố trên địa bàn. Phải đẩy nhanh việc này, ưu tiên quận 1, 3 và 4. Ba quận trung tâm phải đẩy mạnh xây dựng hệ thống giám sát. Phấn đấu để trung tâm TP phải là trung tâm an toàn, phấn đấu để sạch bóng trộm cướp ở trung tâm TP, nếu mô hình tốt sẽ nhân rộng sang các quận khác.

Nói về nghị quyết Trung ương 4, về kỷ luật cán bộ, Bí thư Thành ủy khẳng định đây là nội dung rất quan trọng. Ông nhân cho rằng ngay trong cơ quản đảng nếu nhân viên vi phạm thì cấp trên phải biết, nguồn thứ  hai là báo chí, phát hiện báo chí thì nhiều lắm, các cấp chính quyền phải nghiên cứu những vấn đề báo chí đã nêu, tiếp theo là kênh thư của nhân dân.

Ông Nhân cũng kể một cán bộ ở miền Tây, ba năm có dư luận nhưng vẫn để làm bí thư. “Đồng chí này là giám đốc trung tâm kỹ thuật thuộc Sở Tài nguyên Môi trường, trong kinh phí đo đạc hơn 10 tỷ, gần một nửa có hồ sơ giấy tờ hợp lệ, một nửa không có nên không quyết toán được. Mà nhiều năm rồi. Do không quyết toán được, những chi tiêu khác, hàng chục cán bộ trung tâm này không có lương phải đi bán hủ tiếu, lượm banh tennis, bán vé số, không có bảo hiểm xã hội”- ông Nhân kể.

Bi thu Nhan: Rà soát nhà dan có nguy co bị sạp lo xuóng song
Các đại biểu trao đổi tại hội nghị

Khi thanh tra tỉnh vào cuộc, thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đưa sang cơ quan điều tra, nhưng Viện Kiểm sát không đồng ý khởi tố. “Việc đó không bình luận. Chỉ riêng hành vi quản lý thì vi phạm quản lý công chức như vậy, khi điều về sở kiểm điểm thì không về, anh này cho người vào thay ổ khóa, cầm dấu của trung tâm về nhà luôn. Mà là bí thư chi bộ đảng không hề có ý kiến gì cả, còn chính quyền nói đợi khi nào có kết quả điều tra. Mà khởi tố thì VKS không phê chuẩn, kéo dài 3 năm liền. Vụ việc này báo Phụ Nữ TP.HCM có phản ánh, mặt trận vào cuộc, xác định không đợi kết quả điều tra nữa mà phải xử lý ngay.

Ông Nhân nói và cho rằng có thông tin mà không xử lý, cứ chờ xử lý về mặt tố tụng, như vậy là không cần.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị rà soát lại các quy hoạch hạ tầng, bởi vì các quy hoạch này hầu hết đã được thông qua cách đây 15 năm rồi, từ những năm 2000. “Tầm nhìn và điều kiện lúc đó khác, cho nên phải rà soát lại để đảm bảo tính khoa học, và tăng tính thực tiễn”- ông Nhân nói.

Về trách nhiệm người đứng đầu, ông Nhân cho biết người đứng đầu địa phương là bí thư và chủ tịch, nhưng trước dân thì chủ tịch phải chịu trách nhiệm. Nếu chính quyền sai phạm, người chịu trách nhiệm phải là bí thư. Ông yêu cầu, từ nay đến tháng 10, chủ tịch và bí thư phải gặp dân, trong cuộc gặp đó phải có sự tham gia của mặt trận để giám sát.

Quỳnh Mai

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI