|
Bí thư trao đổi với GĐ Sở Y tế về việc khám bệnh cho NLĐ |
“Làm sao để 100 triệu NLĐ có thể sở hữu một căn hộ, chúng ta cần lấy ý kiến của NLĐ, tuy nhiên, gắn với căn hộ, phải có nhà trẻ, chợ, siêu thị, kèm theo, phải có thăm dò đầu tư đồng bộ. Có thể đưa ra các mức diện tích nhà khác nhau để NLĐ lựa chọn. Chúng ta không thể coi NLĐ là công dân hạng hai của TP”, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nhấn mạnh trước mong muốn giảm bớt gặng nặng về chỗ ở đối với phần lớn công nhân lao động đang làm việc tại các KCX trên địa bàn TP.
Sáng 23/8, ủy viên bộ chính trị, bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với KCX Tân Thuận.
Làm sao với 100 triệu, NLĐ có thể sở hữu một căn hộ
Tại buổi làm việc, Phó Tổng GĐ Công ty TNHH Tân Thuận Trần Thanh Hồng cho biết: KCX Tân Thuận có khoảng trên 63.000 công nhân lao động đang làm việc trong Khu Chế xuất Tân Thuận, trong đó có khoảng 41.000 lao động nhập cư. Lực lượng lao động đến từ các tỉnh, thành khác chiếm đa số (khoảng 65%, 41.242 người), do đó nhu cầu về chỗ ở khá lớn. Xuất phát từ thực tế và mong muốn giảm bớt gặng nặng về chỗ ở đối với phần lớn công nhân lao động đang làm việc tại các KCX. Hiện tại, nhà lưu trú công nhân KCX Tân Thuận có 6 block nhà với ba chủ đầu tư.
Tuy nhiên, theo ông Hồng hiện các khu lưu trú chỉ mới đáp ứng được 7%. Lý do tại sao CN không ở nhà lưu trú, ông Hồng cho rằng đó là do thiết kế, có những quy định không phù hợp, do tâm lý của NLĐ, làm sao DN có đông lao động phải vận động để họ chăm lo thêm, cần có cách nhìn toàn diện. “Đừng coi họ là người nhập cư mà xem họ là công dân của TP, vấn đề này chúng ta chưa làm được”.
Nhu cầu đó phải xuất phát như thế nào, giải pháp tạm thời, xây mà không ở? Ai chiu trách nhiệm, phải tính toán thiết kế, có thiết chế văn hóa…ông Thành nói.
Nghe đến đây, bí thư hỏi: “một phòng mà hai vợ chồng trẻ thì liệu có hợp lý không? Phải tổ chức cho phù hợp, các anh đã có kiến nghị gì chưa?
|
Bí thư Thăng trò chuyện với người lao động |
Nói đến vấn đề nhà lưu trú cho công nhân, đại diện UBND quận 7 giải thích: Sở dĩ CN không thích ở trong khu lưu trú vì phải đi về theo quy định. Còn nhà trọ đi về không ràng buộc. Đây là một điều rất lo lắng, nhận thức rõ vấn đề, chính quyền quận đã vận động chủ nhà trọ không tăng giá thuê trọ cho CN.
Tuy nhiên, theo vị này, chúng ta phải vào cuộc, tại sao công nhân thuê nhà trọ được mà các KCX không làm được vấn đề này.
Về vấn đề này, bí thư thành ủy lưu ý, LĐLĐ TP phải cố gắng bố trí cho phù hợp, đừng để hai gia đình ở cùng một căn hộ ở nhà lưu trú. “ Cần nới thời gian sinh hoạt ở nhà lưu trú cho CN, cho các em thăm nhau.”
Trước vấn đề nhà ở của CN, ông Thăng trăn trở: “Làm sao để 100 triệu NLĐ có thể sở hữu một căn hộ, chúng ta cần lấy ý kiến của NLĐ, tuy nhiên gắn với khu này, phải có nhà trẻ, chợ, siêu thị, kèm theo, thăm dò đầu tư đồng bộ. Có thể đưa ra các mức diện tích nhà khác nhau để NLĐ lựa chọn. Chúng ta không thể coi NLĐ là công dân hạng hai của TP”.
Bí thư thành ủy chỉ đạo các cơ quan rà soát, quy hoạch dành quỹ đất xây dựng nhà ở cho CN lao động theo ba hình thức một là bán hẳn, hai là trả góp, ba là trả tiền hàng tháng.
Trước những vướng mắc, kiến nghị của KCX, bí thư cho rằng không nên vẽ cái vòng tròn rồi đứng ở trong đó, càng không nên vẽ thêm vòng tròn mới. Phải chủ động đổi mới sáng tạo giải quyết những vướng mắt trong quá trình triển khai.
|
Bí thư trao đổi với lãnh đạo KCX |
Tập trung lo đời sống văn hóa tinh thần cho NLĐ
Về vấn đề Trường mầm non phục vụ con người lao động trong khu chế xuất Tân Thuận, đời sống văn hóa của NLĐ, đại diện KCX cho biết hiện đã bắt đầu tiếp nhận khoảng 510 trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Bên cạnh đó, hàng năm, phòng khám đa khoa Tân Thuận khám chữa bệnh cho khoảng 70.000 lượt người…
“Hoạt động của trường mầm non, phòng khám và các thiết chế văn hoá vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động”. Ông Hồng nói
Ông Hồng cho rằng, hoạt động văn hóa phục vụ NLĐ còn nghèo nàn lắm, CN phần lớn muốn tăng ca, làm việc để tăng thu nhập. Lương chưa cao nên muốn tăng ca, tăng ca nhiều thì không lo được vấn đề khác. Một số DN có chăm lo nhưng chưa phổ biến. Nơi nào làm không tốt thì xẩy ra đình công. Vấn đề Đáng lo nhất là đình công tự phát, không kiểm soát được.
|
NLĐ khám bệnh tại phòng khám KCX |
Ông Lâm Đình Thắng - Phó bí thư thành đoàn TP.HCM thừa nhận, một số hoạt động sinh hoạt của CN chưa thực sự hiệu quả, chưa đúng đúng nhu cầu nhưng hiệu quả cần có chiều sâu hơn, đây là thiếu sót, sẽ chấn chỉnh.
Sau khi ông Thắng nêu vấn đề, Bí thư thành ủy đề nghị phải có những hoạt động sinh hoạt tinh thần thường xuyên cho NLĐ, chứ không phải đợi đến ngày lễ tết.
“Tôi rất quan tâm đến vấn đề nhà ở, đời sống tinh thần của NLĐ. Tôi biểu dương KCX Tân Thuận thời gian vừa qua đã làm được rất nhiều việc cho NLĐ. Tuy nhiên, cần Phải quan tâm tới đời sống tinh thần và vật chất của NLĐ, cần phải quan tâm đến nhu cầu văn hóa, văn nghệ đời sống tinh thần của CN. Tôi thấy các hoạt động chưa sâu, chưa gắn kết với các Sở ban nghành TP với KCX để kết nối chăm lo cho NLĐ: VD văn hóa tinh thần, y tế, giáo dục…” ông Thăng nói.
Bí thư Thăng đề nghị KCX tổng kết 25 năm hoạt động để nêu lên những mặt đạt được, chưa đạt được, thách thức đặt ra trong bối cảnh tình hình mới…
“Từ mô hình của KCX Tân Thuận cần đi kiểm tra các KCN- KCX trên địa bàn TP để tổng kết đánh giá mà hoàn thiện. Xây dựng giai cấp công nhân cũng chính là xây dựng Đảng nên chúng ta phải quan tâm tới vấn đề này. LĐLĐ, Đoàn thanh niên, cần đổi mới nội dung của nhà văn hóa, phù hợp. Cần quan tâm tới đội ngũ công đoàn, có bản lĩnh, có trình độ, hiểu CN, sát CN để từ đó nắm bắt được tâm tư của NLĐ, không để xẩy ra các cuộc đình công tự phát”, bí thư thành ủy yêu cầu.
Quỳnh Mai