Có rất nhiều phương pháp ăn dặm để bạn lựa chọn, nhưng phương pháp Ăn dặm tự chỉ huy dường như được các mẹ ưa thích hơn cả. Phương này này giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé khi bé tự ăn uống và tự quyết định ăn bao nhiêu. Không xay nhuyễn thức ăn, không đút bằng thìa, cũng không ép ăn - tất cả bữa ăn đều do bé quyết định.
Những lời khuyên để bắt đầu phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy BLW:
1. Thuyết phục người nhà
Điều quan trọng trong bất kì phương pháp chăm sóc con nào là nhận được sự hỗ trợ từ những người khác trong gia đình. Đối với phương pháp ăn dặm BLW, bạn có thể cho họ xem những đoạn video, đọc những bài báo và cùng đi dạo để nói chuyện, để chứng minh làm thế nào mà con bạn có thể ăn uống theo phương pháp này. Điểm mấu chốt là mang đến cho bé sự tự tin và thoải mái khi ăn uống.
2. An toàn là trên hết
Bên cạnh việc đảm bảo con bạn có thể tự ngồi vững thì bạn còn phải bảo đảm rằng người lớn luôn giám sát khi bé tự ăn.
Vài bậc phụ huynh còn đăng ký vào một khóa học sơ cứu để giữ mình ở trạng thái chuẩn bị. Điều cần thiết là cần phải biết làm gì khi bé bị nghẹn, và cũng không kém phần quan trọng, bạn phải phân biệt được thế nào là nôn và thế nào là nghẹn.
3. Chuẩn bị sẵn tinh thần cho đống bừa bộn
Đó là một ngày dành để khám phá, đúng chứ nilon hay giấy bìa ra khắp sàn nhà, để tránh thức ăn bẩn dây ra sàn. Thế còn những cái yếm thì sao? Chúng tôi khuyên bạn nên cho bé ăn mà không đeo yếm, vì khi đeo yếm bé chỉ mải nghịch mà thôi.
4. Hãy kiên nhẫn
Có những ngày thành công thì cũng có những ngày thất bại. Thỉnh thoảng, bé phớt lờ những món ăn thơm ngon đã được chuẩn bị sẵn, những cũng có những ngày bé ăn rất nhiều. Cứ tiếp tục cố gắng thôi!
Trong những ngày đầu mới áp dụng phương pháp này, có thể bé sẽ không đưa đồ ăn vào miệng mình hay không nuốt một miếng nào. Nhưng dù sao thì bạn hãy hiểu cho con vì ăn thực phẩm rắn là một điều cực kì mới mẻ đối với bé, trước giờ bé chỉ ăn sữa thôi mà. Vì thế cứ để con thử.
5. Đừng quá lo lắng
Bố mẹ hãy nhớ rằng, trẻ con thì chỉ là trẻ con thôi và tâm trạng của chúng cũng ảnh hưởng đến bữa ăn. Có thể chúng quá mệt mỏi với việc ăn uống, hoặc chỉ đơn giản là chẳng muốn ăn gì. Có một vài ngày tự nhiên bé lại thích ăn bánh mì. Nhưng những ngày tiếp theo, bé sẽ nhìn những chiếc bánh ấy một cách chán ghét.
Nếu con bạn rất hăng hái, vui vẻ thì chúng sẽ ăn bất kì thứ gì bạn đưa cho chúng, thậm chí còn tỏ ra thèm thuồng với những gì mà người khác đang ăn và cũng không tỏ bất kì thái độ gì với việc ăn uống. Nếu không thì hãy đi hỏi ý kiến chuyên gia nếu con bạn không tăng cân hoặc tỏ ra hờ hững với việc ăn uống.
6. Thấu hiểu con mình
Tất cả trẻ em đều có chế độ chăm sóc và thói quen ăn uống riêng, vì thế chúng ta phải hiểu con mình, chứ không phải so sánh con mình với những đứa trẻ khác.
Đối với những người lần đầu làm cha mẹ thì việc cho con ăn uống có thể sẽ rất áp lực và căng thẳng, đặc biệt là khi gia đình và họ hàng bắt đầu nói ra nói vào về cân nặng, chiều cao và thói quen ăn uống của bé. Nhưng đừng quên người lớn cũng đã từng nhỏ bé như thế, và gen có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của bé đấy.
7. Đừng đánh giá người khác
Cho dù chúng ta có chọn phương pháp ăn dặm nào thì bố mẹ nên nhớ là đừng bao giờ đánh giá sự lựa chọn của người khác. Điều này có thể hiệu quả với bạn, nhưng lại chẳng đem lại kết quả gì cho người khác. Vì thế hãy tử tế đi nào. Việc làm cha mẹ không khó khăn như bạn tưởng đâu, vì ít nhất điều chúng ta có thể làm là ủng hộ người khác mà.
Bí quyết BLW đơn giản mà tốt cho sức khỏe của bé
Thói quen ăn uống tốt được rèn giũa ngay từ nhỏ và chính bố mẹ là tấm gương để trẻ noi theo. Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng đều cho rằng việc quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho trẻ là con cần phải ăn thật tốt và thích thú với bữa ăn chứ không phải cứ món ăn đắt tiền hay cầu kì mới là tốt.
Hãy bắt đầu với những loại thực phẩm cơ bản nhằm tạo khẩu vị riêng cho bé và sau đó mới cho bé ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng: chất béo tốt trong bơ và cá hồi, vitamin từ trái cây, chất chống oxy hóa từ nhiều loại rau củ quả,... Và lưu ý rằng các bé còn quá nhỏ để nêm gia vị, hãy để con có cơ hội trải nghiệm những hương vị tự nhiên nhất của các loại thực phẩm.
Dưới đây là những lời khuyên cho những loại thực phẩm đầu tiên của bé bằng phương pháp BLW:
Bơ
Được coi như một loại siêu thực phẩm và là một trong những thực phẩm dành cho những ngày đầu tiên khi bé bắt đầu ăn dặm. Quả bơ tốt cho não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.
Giá trị dinh dưỡng: chất béo không bão hòa, carotenoid lutein, folate, beta-carotene, Vitamin E và kali. Hỗ trợ trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như lutein, alpha và beta-carotene, và các vitamin khác nhau và các khoáng chất.
Khoai lang
Giá trị dinh dưỡng: Khoai lang bao gồm các vitamin A, vitamin B5, B6 thiamin, niacin, riboflavin, thứ thực phẩm tím này còn chứa cả chất chống oxy hóa.
Súp lơ
Giá trị dinh dưỡng: vitamin C, vitamin K, protein, thiamin, riboflavin, niacin, magiê, phốt pho, chất xơ, vitamin B6, folate, axit pantothenic, kali và mangan.
Cần tây
Đây là loại thực phẩm tuyệt vời giúp kích thích lợi để bé mọc răng. Và những cọng cần tây dễ chuẩn bị nhất khi chúng ta có việc phải ra ngoài, và cũng ít bừa bộn hơi. Cần tây cũng rất tốt cho hệ miễn dịch nữa.
Giá trị dinh dưỡng: vitamin C, vitamin K, vitamin B 6, sắt, chất xơ, phốt-pho, riboflavin.
Măng tây
Món măng tây ngon nhất khi hấp, rang, hoặc chiên, và nó cũng làm cho những ngày ăn dặm đầu tiên của bé dễ dàng hơn. Đơn giản chỉ cần cắt ngắn, và để cho bé thưởng thức thôi.
Giá trị dinh dưỡng: Giàu vitamin K, C, A, chất xơ, folate và axit amin được gọi là asparagin giúp loại bỏ độc tố.
Bánh mì / bánh mì nướng
Giá trị dinh dưỡng: Carbohydrates cho năng lượng, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác tùy thuộc vào loại bánh. Các loại hạt, mì, trái cây phục vụ bổ sung vitamin và các khoáng chất.
Chuối
Giá trị dinh dưỡng: Cung cấp năng lượng, mangan, vitamin B6, vitamin C, chất xơ, kali, sắt, vitamin A, biotin, và các chất dinh dưỡng khác.
Gà, bầu và khoai tây
Động vật và thực vật nguồn protein rất tốt trong việc hỗ trợ tăng trưởng và phát triển của trẻ. Thật tuyệt vời khi có các nguồn khác nhau để bé thích chất dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm. Khoai tây có chứa carbohydrate, và có thể được sử dụng thay cho mì ống, bánh mì, cơm, mì,...
Giá trị dinh dưỡng:
Gà: Vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B12, folate, biotin, và choline, selenium, kẽm, đồng, phốt pho, magiê và sắt.
Bầu: Vitamin A, magiê, folate, kali, đồng và phốt pho, hàm lượng cao các axit béo omega-3, kẽm, niacin, và protein, vitamin B1, vitamin B6, vitamin B2, và canxi.
Khoai tây: Vitamin B6 và một nguồn kali, đồng, vitamin C, mangan, phốt pho, niacin, chất xơ, acid pantothenic.
Thu Phương