Bí quyết đánh bay nhức mỏi cổ khi làm việc ở nhà mùa dịch

20/10/2021 - 12:28

PNO - Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn hạn chế những cơn tê nhức ở phần cổ, vai, gáy khi làm việc ở nhà mùa dịch do ít di chuyển.

 

Tạo một không gian làm việc thoải mái hơn

Tạo một không gian làm việc thoải mái hơn Bước đầu tiên để ngăn ngừa hiện tương đau và cứng cổ, theo Kiberd, bạn nên nâng cao màn hình máy tính để ngang với tầm mắt vá tốt nhất là nên cách xa màn hình máy tính 30cm để bảo vệ đôi mắt của mình. Về các công cụ làm việc, cô ấy khuyên bạn nên đầu tư một chiếc bàn cao để bạn có thể đứng làm việc. Kiberd cho biết bạn nên làm việc với mực độ tập trung caotrong khoảng 20 đến 30 phút khi ngồi trên ghế và sau đó bạn có thể đứng khi giải quyết các công việc nhẹ nhàng hơn. Cô ấy giải thích thêm: Hãy kết hợp việc đứng và ngồi để giúp cho cơ thể luôn cần vận động, việc ngồi nhiều tại bàn trong khoản thời gian dài không tốt cho sức khỏe chút nào và thói quen này sẽ khiến cơ thể bạn trì trệ hơn nên dù làm việc ở nhà hay tại văn phòng, hãy tìm cách để vận động thường xuyên.  Đặc biệt khi ngồi làm việc, điều quan trọng nhất là bạn phải có ý thức về tư thế của mình. Một nguyên tắc nhỏ ở đây là: hai bàn chân nên được chạm sàn. Kiberd giải thích: “Thật khó để giữ mình với tư thế thích hợp nếu hai chân của bạn bắt chéo nhau hoặc một chân bị gập dưới chân kia. Bạn cũng nên trang bị cho mình chiếc gối cổ phù hợp và độ mềm đủ để bạn cảm thấy thoải mái, nó sẽ giúp các nhóm cơ đỡ trọng lực của phần đầu. Hơn nữa, tại sao không tận dụng những chiếc ghế xoay để lắc lư phần hông sau một khoảng thời gian tập trung vào máy tính?

Bước đầu tiên để ngăn ngừa hiện tượng đau và cứng cổ, theo Emily Kiberd, một bác sĩ chỉnh hình và là người sáng lập Phòng khám sức khỏe thành thị ở New York, bạn nên nâng cao màn hình máy tính để ngang với tầm mắt và tốt nhất là nên cách xa màn hình máy tính 30cm để bảo vệ đôi mắt của mình.

Nên đầu tư một chiếc bàn cao để có thể đứng làm việc. Sau khoảng 20-30 phút ngồi làm việc, có thể đứng khi giải quyết các công việc nhẹ nhàng hơn.

Việc ngồi nhiều tại bàn trong khoảng thời gian dài không tốt cho sức khỏe và thói quen này sẽ khiến cơ thể bạn trì trệ hơn. Dù làm việc ở nhà hay tại văn phòng, hãy tìm cách để vận động thường xuyên.

Đặc biệt khi ngồi làm việc, bạn phải lưu ý tư thế của mình. Một nguyên tắc nhỏ là hai bàn chân nên được chạm sàn. "Thật khó để giữ mình với tư thế thích hợp nếu hai chân của bạn bắt chéo nhau hoặc một chân bị gập dưới chân kia. Nên trang bị chiếc gối cổ phù hợp và đủ độ mềm để cảm thấy thoải mái, nó sẽ giúp các nhóm cơ đỡ trọng lực của phần đầu. Có thể tận dụng những chiếc ghế xoay để lắc lư phần hông sau một khoảng thời gian tập trung vào máy tính", Kiberd gợi ý.

Hãy vận động và tập thể dục mọi ngày

Hãy vận động và tập thể dục mọi ngày Một phần quan trọng của việc giữ cho cơ thể bạn khỏe mạnh và hạnh phúc là luôn hãy luôn vận động. Trong suốt cả ngày làm việc, hãy cố gắng nhắc nhở mình cần vận động sau mỗi 30-45 phút và thường xuyên đi bộ để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và đau nhức. Kiberd nói: “Không biện pháp nào có thể can thiệp để mang đến lợi ích cho cơ thể như việc bạn tự vận động, đôi lúc chúng ta cần rời xa bàn làm việc và thực hiện một vài động tác. Nếu cổ của bạn thường xuyên bị cứng đơ thì bạn có thể thử duỗi người, vươn vai, hoặc thử thực hiện bài tập cải thiện tư thế bằng cách xoay vai, xoay cổ và hít thở thật sâu. Để giảm đau hơn nữa, hãy cân nhắc sử dụng phương pháp xoa bóp mô mềm bằng kỹ thuật từ các bác sĩ hay chuyên viên bởi các phương pháp này sẽ giúp phá vỡ kết dính, giảm viêm và giúp phục hồi chức năng vận động cho cơ thể.

Một phần quan trọng của việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hạnh phúc là hãy luôn vận động. Cần vận động sau mỗi 30-45 phút làm việc và thường xuyên đi bộ để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và đau nhức.

Kiberd nói: “Nếu cổ của bạn thường xuyên bị cứng đơ thì có thể thử duỗi người, vươn vai, hoặc thử thực hiện bài tập cải thiện tư thế bằng cách xoay vai, xoay cổ và hít thở thật sâu.

Để giảm đau hơn nữa, hãy cân nhắc sử dụng phương pháp xoa bóp mô mềm bằng kỹ thuật từ các bác sĩ hay chuyên viên, vì việc này sẽ giúp phá vỡ kết dính, giảm viêm và giúp phục hồi chức năng vận động cho cơ thể.

Điều chỉnh lại giấc ngủ của mình

Điều chỉnh lại giấc ngủ của mình Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng, việc chủ động cải thiện giấc ngủ là điều hết sức quan trọng để tránh những cơn đau ở cổ bới nếu cột sống của bạn không được căn chỉnh đúng cách và phần cổ không được hỗ trợ đủ khi ngủ, thì tình hình đâu nhức và cứng đờ sẽ ngày càng tăng. Theo Harvard Health, hai tư thế giúp dễ rơi vào giấc ngủ là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Ngoài ra, nếu là người hay nằm ngửa, tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc gối được thiết kế theo đường cong tự nhiên của cổ hoặc các loại gối mềm giúp đỡ phần cổ của bạn.

 

Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng, việc chủ động cải thiện giấc ngủ là điều hết sức quan trọng để tránh những cơn đau ở cổ, bởi nếu cột sống không được căn chỉnh đúng cách và phần cổ không được hỗ trợ đủ khi ngủ, thì tình hình đau nhức và cứng đờ sẽ ngày càng tăng. 

Theo Harvard Health, hai tư thế giúp dễ ngủ là nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Nếu là hay nằm ngửa khi ngủ, tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc gối được thiết kế theo đường cong tự nhiên của cổ hoặc các loại gối mềm giúp đỡ phần cổ.

Tuân thủ một quy trình chăm sóc da rõ ràng

Tuân thủ một quy trình chăm sóc da rõ ràng Da cổ là một trong những vùng da mỏng manh nhất trên cơ thể bạn. Bác sĩ da liễu New York, Tiến sĩ Sejal Shah, giải thích: “Nó có lớp hạ bì tương đối mỏng, do đó ít collagen và elastin hơn,” Đầu tiên, đừng quên thoa kem chống nắng cho vùng cổ hàng ngày bởi tia cực tím góp phần tạo nên nếp nhăn và sự mất liên kết giữa các tế bào. sau đó, bạn nên kết hợp serum chống oxy hóa Vitamin C bởi hoạt chất này giúp duy trì độ đàn hồi và làm căng da với các lợi ích bảo vệ và tăng cường collagen. Ngoài ra, bạn không được quên thêm kem dưỡng ẩm với các đặc tính phục hồi như peptide, ceramides và axit hyaluronic.

Da cổ là một trong những vùng da mỏng manh nhất trên cơ thể bạn. Bác sĩ da liễu New York, tiến sĩ Sejal Shah, giải thích: “Nó có lớp hạ bì tương đối mỏng, do đó ít collagen và elastin hơn”. Để chăm sóc da vùng cổ, đừng quên thoa kem chống nắng hàng ngày, cũng như kem dưỡng ẩm với các đặc tính phục hồi như peptide, ceramides và axit hyaluronic.

Việc kết hợp serum chống oxy hóa Vitamin C giúp duy trì độ đàn hồi và làm căng da với các lợi ích bảo vệ và tăng cường collagen.

Việc vận động thường xuyên, luôn giữ tư thế đúng khi ngồi vào bàn làm việc (bạn có thể tham khảo thêm tại đây) và chăm sóc da ở vùng cổ mỗi đêm sẽ giúp bạn luôn tự tin để ngày làm việc luôn hiệu quả.

Hà Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI