Bí mật từ nước mắt của học sinh lớp ba

20/04/2015 - 07:06

PNO - PN - Một giáo viên lớp ba ở Denver, bang Colorado (Mỹ) đã biết được tâm tư thầm kín của nhiều học sinh sau khi yêu cầu các em viết thư kể về những nỗi buồn của mình.

edf40wrjww2tblPage:Content

Bi mat tu nuoc mat cua hoc sinh lop ba

Cô giáo Kyle Schwartz

Kyle Schwartz dạy tại trường tiểu học Doull được ba năm. Cô cho biết, rất nhiều học sinh xuất thân từ gia đình khó khăn, do đó 92% học sinh được ăn trưa miễn phí hoặc giảm giá.

Để tìm hiểu về cuộc sống của các cháu, tháng trước Schwartz nghĩ đến việc cho các cháu viết thư với đề tài “Cháu ước cô giáo biết…..”. Cô yêu cầu tất cả học sinh viết ra những điều mà chúng muốn cô giáo biết, và Schwartz biết được nhiều điều từ học sinh, những điều mà trước đây cô không hề hình dung được.

Bức thư đầu tiên được cô Schwartz chia sẻ trên Twitter, một học sinh nói rằng cháu không có bút chì để làm bài tập ở nhà. Bức thư thực sự làm cô Schwartz xúc động: “Tôi quan tâm đến từng học sinh. Tôi không muốn bất cứ học sinh nào buồn và tủi thân chỉ vì gia đình cháu nghèo”.

Bi mat tu nuoc mat cua hoc sinh lop ba 

“Cháu ước cô giáo biết rằng cháu không có bạn chơi cùng”

Bi mat tu nuoc mat cua hoc sinh lop ba 

“Cháu ước cô giáo biết rằng cháu rất nhớ bố vì bố cháu trở về Mexico từ khi cháu lên ba và từ đó đến nay cháu chưa được gặp lại bố”.

Bi mat tu nuoc mat cua hoc sinh lop ba 

“Cháu ước cô giáo biết rằng cháu không có bút chì để làm bài tập về nhà”.

Bi mat tu nuoc mat cua hoc sinh lop ba 

“Cháu ước cô giáo biết tiếng Việt vì cô nói những từ mà cháu mau quên”.

Một bức khác nói rằng cháu nhớ bố-người bố đã trở về Mexico cách đây sáu năm: “Cháu ước cô giáo biết rằng cháu thực sự không có bạn để chơi cùng”. Cô Schwartz cũng cho biết học sinh không cần ký tên thật của mình, thế nhưng hầu hết các em đều sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện buồn với các bạn cùng lớp.

Sau khi chia sẻ những bức thư đầy cảm động của học sinh trên Twitter, Schwartz cho biết cô nhận được rất nhiều phản hồi từ các giáo viên trên khắp cả nước nói rằng họ sẽ áp dụng phương pháp này của cô. “Tôi cho rằng các giáo viên khác cũng rất mong muốn tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh để có thể giáo dục các em tốt hơn”.

Kể từ khi cho các em thể hiện tâm tư nguyện vọng, Schwartz nhận thấy rằng sự thay đổi tích cực trong cách ứng xử của các học sinh với nhau.

PHƯƠNG ANH
(Theo Daily Mail)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI