Bếp Yêu thương - bếp ấm của bệnh nhân nghèo

08/08/2019 - 11:26

PNO - Mỗi ngày, Bếp Yêu thương của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM phục vụ cho thân nhân, bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện khoảng 4500 suất cơm miễn phí.

Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo

Sáng 8/8, khu vực gần Trung tâm Ung bướu của Bệnh viện Chợ Rẫy trở nên nhộn nhịp hơn mọi ngày, ở góc nhỏ khiêm tốn ấy, thân nhân bệnh nhân, nhân viên phòng Công tác xã hội của bệnh viện nói cười vui vẻ trong căn Bếp Yêu thương.

Tạm gác nỗi lo bệnh tật, lo cơm từng bữa, tình người bao dung, gần gũi, đùm bọc sẻ chia khiến bệnh nhân xa nhà cũng cảm thấy ấm cúng với những suất ăn miễn phí.

Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo

Từ năm 2009, Đơn vị Y Xã hội đã phối hợp với các chi hội, mạnh thường quân phát suất ăn miễn phí cho thân nhân người bệnh. Khi mới bắt đầu, mỗi ngày đơn vị chỉ phát 1500 suất ăn vào 8 giờ sáng và 14 giờ chiều.

Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo
Đến nay số lượng suất ăn miễn phí phụ thuộc vào nhu cầu thân nhân người bệnh, mỗi ngày cung cấp 4500 suất ăn miễn phí. Tháng 6/2019, Phòng Công tác xã hội phối hợp cùng các nhà tài trợ, mạnh thường quân đã nâng cấp khu vực phát suất ăn miễn phí thành căn Bếp Yêu thương.
Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo

Để tiện cho thân nhân, bệnh nhân chủ động thời gian đến nhận cơm, Bếp Yêu thương đăng thông báo trên màn hình về thời gian dự tính sẽ phát cơm vào 5 khung giờ gồm 5g, 6g, 8g, 14g, 16g, mỗi suất ăn bao gồm những món gì, ở địa điểm nào.

Để tránh phát đại trà cho người ngoài bệnh viện, đảm bảo suất ăn cho thân nhân, bệnh nhân, nhân viên của bếp sẽ kiểm tra phiếu ăn của từng người đến nhận.

Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo
Hạn chế rác thải nhựa, Bếp Yêu thương khuyến khích người đến nhận suất cơm có thể tự chuẩn bị hộp đựng để đem về khoa ăn cùng người thân, hoặc ăn ngay tại bàn bằng khay ăn của bếp.
Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo
Mỗi suất ăn thường có ba món cơm, canh, đồ kho, xào và trái cây ăn kèm. Riêng ngày chủ nhật sẽ có những món ngon hơn để đổi khẩu vị cho mọi người.
Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo
 
Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo

Bà Nguyễn Thị Bé (61 tuổi, quê ở Cần Thơ) vừa ăn cơm vừa tâm sự: “Trước khi bị lao bàng quang phải vào bệnh viện điều trị nửa tháng nay, chồng tôi bị tai nạn xe gãy chân, rồi bệnh phổi nên tiền để dành của gia đình gần như hết rồi.

Những ngày qua tôi không dám ăn uống gì, nghe ở đâu có cơm thì chạy đến xin, hai vợ chồng cùng ăn một suất cầm chừng. Bây giờ có chỗ này được ăn cơm nóng, canh nóng ngon quá. Chút nữa tôi mang lên khoa, chắc ông ấy vui lắm, hôm nay được ăn no”.

Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo
Với thân nhân, bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, rất khó để có được những phần ăn nóng, tại chỗ. Hầu hết mọi người phải tiết kiệm chi phí bằng cách xin cơm từ thiện, hay hai người mua chung một phần cơm, không đảm bảo vệ sinh, ít khi được no lòng.
Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo

Cầm suất cơm trên tay, chị Phan Thị Ái (32 tuổi, ở Long An) vội vã xin thêm một phần, chị nói không phải mình cố lấy nhiều mà ở khoa Thận nhân tạo, nơi mẹ chị đang chạy thận có ông bác tội nghiệp lắm, chị muốn xin dùm vì ông không có người thân.

“Lúc nào mẹ tôi vào chạy thận cũng đều nói tôi nấu dư ra một ít để cho ông H. nằm cạnh giường. Ông từ Hóc Môn ngồi xe buýt đến bệnh viện chạy thận một mình thôi, lúc nào lọc xong, ông cũng mệt mỏi và xin cơm thừa của những người bên cạnh, thương lắm”, chị Ái cho hay.

Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo
Bà Trần Thị Nhung (65 tuổi, ở Bình Dương) vừa đi chăm con bệnh vừa bán vé số bên ngoài bệnh viện, chưa bao giờ hai mẹ con được ăn hai suất cơm ngon. Nhờ Bếp Yêu thương, mẹ con bà đã được ấm lòng.
Bep Yeu thuong - bep am cua benh nhan ngheo

Thạc sĩ Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hộia Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết: "Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đa số là bà con xa nhà, việc đi xe, chi phí khám bệnh, thuốc thang cũng khiến họ mệt nhọc nên nhiều lúc mọi người thường nhịn ăn để lo cho người thân của mình. Nhưng không ăn no làm sao có sức khỏe, người thân chưa hết bệnh, người đi nuôi đã kiệt sức.

Tôi cảm thấy ấm lòng khi được các nhà hảo tâm, mạnh thường quân và lãnh đạo bệnh viện tạo điều kiện để thân nhân bệnh nhân không phải lo nghĩ về việc ăn uống, như vậy mọi người mới có sức khỏe để lo cho người thân, yên tâm trị bệnh".

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI