PNO - Các bệnh viện tại TPHCM dần đông người đến khám sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán 2022.
Sáng 9/2, tại khu vực tiếp nhận đăng ký khám bệnh của các bệnh viện, lượng người chờ mua sổ, lấy số thứ tự khá đông. Hầu hết người bệnh có mặt từ rất sớm nhưng đến gần 9g mới tới lượt vào mua sổ khám bệnh. |
Nhiều bệnh nhân lớn tuổi khá lúng túng với thanh toán bằng thẻ, sau khi được nhân viên của bệnh viện giải thích mới an tâm sử dụng. |
Một bệnh nhân được nhân viên bệnh viện hướng dẫn khoa, phòng khám bệnh để thích ứng linh hoạt trong phòng chống dịch COVID-19, nhiều bệnh viện đã có điều chỉnh về lối đi, khoa phòng... |
Ở các khoa, phòng của Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, lượng người có số thứ tự, chờ khám đã chật kín. Ai cũng được nhắc nhở đeo khẩu trang, rửa tay và giữ khoảng cách an toàn... trong phòng chống COVID-19. |
Ông Trần Văn Nam chia sẻ: "Tôi vào thành phố đón tết với con cháu, hai ngày nữa sẽ về lại quê nên... tranh thủ đi khám trước khi về để con tôi yên tâm. Hiện tại, tôi chưa phát hiện bệnh, nhưng chân hơi đau nên đi khám". |
Hai bệnh nhân đợi kết quả khám bệnh. |
Người đến khám đa số có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… cần đi khám định kỳ nhưng bị trì hoãn vì lịch nghỉ tết. |
Bác sĩ CK2 Trương Quang Anh Vũ - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM cho biết năm nay, số lượng bệnh nhân đi khám đông hơn so với cùng kỳ mọi năm, trung bình từ 1.000-1.500 người/ngày. |
Ở khu vực khám theo yêu cầu, khám bảo hiểm y tế... của Bệnh viện Da liễu TPHCM, lượng người đến khám cũng đông đúc. Bệnh viện luôn nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ quy tắc 5K trong phòng chống dịch COVID-19. |
Theo bác sĩ CK2 Nguyễn Thị Phan Thúy - Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TPHCM, số lượng người đến khám có tăng so với năm 2021, phần lớn bệnh nhân mắc các bệnh về dị ứng da, mụn trứng cá, da bị nám, sần… Nguyên nhân có thể trong dịp tết mọi người có chế độ ăn uống, sinh hoạt chưa hợp lý. |
Còn ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, trẻ được cha mẹ đưa đến khám cũng tăng, nhân viên tại khu vực sàng lọc làm việc liên tục để đề phòng COVID-19. |
Các bé không khỏi mệt mỏi khi chờ vào thăm khám, đa số trẻ bị viêm da, bệnh đường tiêu hóa, bệnh hô hấp khi chuyển mùa. |
Cùng cha mẹ vượt quãng đường xa, nhiều bé mệt mỏi, ngủ ngon lành trong khi chờ tới lượt khám. |
Một trẻ lớn hơn quấy khóc luôn tại khu vực chờ khám bệnh. "Do vẫn còn COVID-19 nên bệnh viện hạn chế người vào, cha của bé đứng đợi phía ngoài, tôi vừa đồ đạc, vừa phải trông bé nên không thể để con ngồi ghế một mình. Xếp hàng lâu, mỏi chân nên bé không chịu nổi, đòi về", mẹ của bé nói. |
Các bác sĩ khuyến cáo tuy TPHCM đang kiểm soát được dịch COVID-19 nhưng dịch bệnh vẫn còn, vì vậy khi đến bệnh viện khám, dù người lớn hay trẻ nhỏ cũng cần đảm bảo quy tắc 5K. |
Phạm An
Chia sẻ bài viết: |
Sau khi tập luyện với cường độ cao, nam huấn luyện viên thể hình bị khó thở, đau tức ngực và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn lo âu hoảng sợ hay stress cấp tính làm cho người bệnh cảm thấy hoảng loạn.
Người đàn ông lái máy xúc (36 tuổi) ở Thanh Hóa phải thở máy, lọc máu liên tục sau nhiều ngày sốt cao không giảm.
Bé gái 10 tuổi ở Phú Thọ nhập viện trong tình trạng men gan tăng cao gấp 70 lần so với bình thường bởi hội chứng hiếm gặp và nguy hiểm.
Sau khi Báo Phụ nữ TPHCM đăng tải loạt bài viết "Hãi hùng nước sinh hoạt ở chung cư", cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra.
Lãnh đạo TP cho phép Sở Y tế thành lập Hội đồng thẩm định phương án giá gồm thành viên là đại diện của Sở Y tế, Sở Tài chính, BHXH TP...
Đây là chỉ tiêu mà Bộ Y tế đặt ra đến năm 2025 nhằm phòng, chống kháng thuốc.
Khi bác sĩ của bệnh viện tới cấp cứu, bé trai 7 tuổi (Phú Thọ) bị cửa cuốn kẹp vào cổ đã ngừng tuần hoàn.
Ngày 18/11, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nguy kịch vì mất nửa lượng máu trong cơ thể do bệnh sốt xuất huyết.
Trước thực trạng quản lý, kiểm định nước sinh hoạt ở chung cư còn nhiều bất cập khiến chất lượng nước chưa bảo đảm, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tử vong.
Chiều 15/11, lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế thông tin, đội ngũ y bác sĩ đã cứu sống một trẻ sơ sinh bị vàng da tan máu nặng, hiếm gặp.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết phát triển chuyên sâu y dược cổ truyền thuộc định hướng phát triển của ngành y tế TPHCM.
Theo chuyên gia, mua bán thuốc online là xu hướng tất yếu, không thể tư duy "không quản được thì cấm" mà phải có hành lang pháp luật để quản lý.
Nam bệnh nhân chi 20 triệu đồng để hút mỡ bụng và bị nhiễm trùng dương vật phải vào bệnh viện cấp cứu.
Sở Y tế TPHCM đang phối hợp với Công an TP Thủ Đức làm rõ vụ người phụ nữ tử vong nghi do bị sốc phản vệ.
Sản phụ mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng vỡ ối sớm và tiểu cầu hạ thấp nghiêm trọng đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
Giá khám chữa bệnh giữ nguyên cơ cấu và định mức ban hành nhưng điều chỉnh yếu tố tiền lương từ mức 1,8 triệu đồng sang 2,34 triệu đồng.