Bệnh sùi mào gà có mối liên quan với HIV không?

13/12/2024 - 14:36

PNO - Gần đây có nhiều thông tin lan truyền về việc người nhiễm bệnh sùi mào gà sẽ dễ nhiễm HIV. Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Thắng - Hệ thống Y tế Phụ Sản 315, chia sẻ đây là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng - Hệ thống Y tế 315 tư vấn: “Trước tiên, các bạn đừng quá lo lắng vì bệnh sùi màu gà và HIV có tác nhân gây bệnh hoàn toàn khác nhau mặc dù y học chứng cứ công bố có một sự “tương quan” có ý nghĩa thống kê giữa sùi mào gà và nhiễm HIV.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ những người nhiễm HIV dễ mắc bệnh sùi mào gà hơn, có thể là do giảm sức đề kháng của cơ thể, và cũng có thể do những người này có nhiều bạn tình. Điều đó có nghĩa không phải ai bị mào gà cũng là người đã nhiễm HIV”.

Đi khám ngay nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường vì các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời - Ảnh: Phụ Sản 315
Đi khám ngay nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường vì các bệnh phụ khoa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ, và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời - Ảnh: Phụ Sản 315

Tác nhân gây bệnh và đường lây truyền

Sùi mào gà là do một loại vi rút gây u nhú ở người gọi là HPV (Human Papilloma Virus) gây nên; và sở dĩ có tên “mào gà” vì nó có hình dạng giống mào con gà (crête de coq).

HPV có rất nhiều thể loại (types) nhưng chỉ có một vài loại gây ung thư, như thể loại 16 và 18 gây ung thư cổ tử cung. Mào gà lây truyền chính yếu qua đường quan hệ tình dục, em bé sinh ngã âm đạo ở bà mẹ bị mào gà cơ quan sinh dục, qua tiếp xúc vết thương và từ mẹ sang con hiếm gặp.

Vậy nên, các bạn đừng quá lo sợ khi quan hệ tình dục an toàn (truyền thống và sử dụng bao cao su) sẽ không có nguy cơ phơi nhiễm.

Mào gà thường xuất hiện ở vùng có độ ẩm thấp trên cơ thể. Hay gặp nhất ở cơ quan sinh dục nam và nữ, quanh hậu môn, vòm hầu, ít gặp hơn ở vùng bán niêm mạc - da như cơ quan sinh dục ngoài (bìu, môi lớn…), ít gặp nhất là ở vùng da có độ ẩm thấp như khe háng, hõm nách, hốc mũi…

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng - Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 giải thích thêm: “Nhiều thông tin trên mạng hay những trang web không chính thống đôi lúc đã thổi phồng quá mức mà không có cơ sở khoa học. Hơn nữa, sùi mào gà không khó điều trị như rất nhiều người trong chúng ta đã từng nghĩ. Phần lớn người nhiễm HPV không có triệu chứng và tự khỏi sau 2 năm. Chỉ một số nhỏ người nhiễm HPV có thể dẫn đến ung thư hoặc mào gà và mụn rộp sinh dục”.

Chẩn đoán

Sùi mào gà thường dễ chẩn đoán trên lâm sàng bằng mắt thường. Tuy nhiên, một vài trường hợp vì sang thương nhỏ đôi khi chẩn đoán khó, phải dựa vào soi cổ tử cung.

Có cần sinh thiết sang thương mào gà hay không, tùy thuộc vào kết quả tế bào và soi cổ tử cung (phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng của người soi). Phần lớn sùi mào gà âm đạo - cổ tử cung và cơ quan sinh dục không cần bấm sinh thiết nếu soi cổ tử cung không nghi ngờ, và/hoặc không có bất thường, đặc biệt là loạn sản.

Điều trị

Điều trị mào gà bằng nhiều phương pháp như bôi thuốc, đốt điện, đốt lazer, áp lạnh. Hầu hết mào gà đều có thể bôi thuốc (một hoặc nhiều lần tùy vào sang thương lớn hay nhỏ), trừ những vị trí nguy hiểm và đang mang thai. Cần điều trị đồng thời với vợ và chồng/hoặc người bạn tình.

Tại Hệ thống Y tế Phụ Sản 315, mẹ bầu có thể sử dụng các gói khám thai định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe thai phụ thường xuyên
Tại Hệ thống Y tế Phụ Sản 315, mẹ bầu có thể sử dụng các gói khám thai định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe thai phụ thường xuyên

Đối với phụ nữ mang thai, gặp bệnh sùi mào gà cần lưu ý những điểm sau khi điều trị:

- Ở cơ quan sinh dục ngoài hoặc ở âm đạo - cổ tử cung với sang thương nhỏ: thường đốt điện, đốt lazer, đốt lạnh đối với thai nhỏ hơn 12 tuần.

- Chống chỉ định bôi thuốc.

- Mào gà ở cơ quan sinh dục nếu sang thương lớn, đặc biệt có hoại tử xuất huyết: nên mổ lấy thai để tránh nguy cơ lây truyền cho em bé.

Theo dõi sau điều trị

Đặc điểm quan trọng trong điều trị là dễ bỏ sót những sang thương quá nhỏ. Vì vậy, nhất thiết phải tái khám và theo dõi theo hướng dẫn. Mào gà tái phát hầu hết là do lây chéo, tức một trong hai người - vợ và chồng/người bạn tình vẫn còn đang bị mào gà nên sẽ lây chéo cho người đã được điều trị.

Đôi khi bệnh mào gà tái phát tự thân nhưng hiếm gặp. Nếu mào gà ở âm đạo, cổ tử cung cần được theo dõi và xét nghiệm xác định serotypes HPV 16 và 18, vì đó là tác nhân gây ung thư.

Mào gà ở những vị trí khó điều trị như ở hầu - họng, ngách mũi, đáy lưỡi, thanh quản… nhất thiết phải kiểm tra thật kỹ mỗi lần tái khám do khó phát hiện và khó chẩn đoán.

Hệ thống Y tế 315:

Hotline: 0901.315.315

- Phòng khám đa khoa Quốc tế Ivy Health

- Hệ thống Y tế Phụ Sản 315 https://www.phusan315.com/

- Hệ thống Y tế Nhi Đồng 315 https://www.nhidong315.com/

- Hệ thống Y tế Tiêm chủng nhi 315 https://www.tiemchungnhi315.com/

- Hệ thống Y tế Mắt 315 https://www.mat315.com/

- Hệ thống Y tế Tim mạch - Tiểu đường 315 https://www.timmachtieuduong315.com/

Trần Ngọc

Nguồn: Phụ Sản 315

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI