Bệnh sởi tấn công trẻ, cha mẹ có thể vô tình thành nguồn lây

01/09/2018 - 19:16

PNO - Trong 3 ca mắc bệnh sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, có đến 2 trẻ bị lây nhiễm từ cha mẹ của mình.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm & Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM - cho biết, 3 trường hợp mắc bệnh sởi phải nhập viện điều trị đều dưới 9 tháng tuổi. Một bé đang có dấu hiệu chuyển biến nặng, phải thở máy và theo dõi liên tục.

Hai bé còn lại đang được theo dõi tích cực vì đều bị sưng phổi, viêm phổi nặng. Với 2 ca này, một bé lây nhiễm từ ba, một bé lây từ mẹ của mình. Có thể do trước đó ba, mẹ của bé chưa biết bản thân mắc bệnh nên tiếp xúc với con.

Benh soi tan cong tre, cha me co the vo tinh thanh nguon lay
 

Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, trong những ngày qua, số trẻ em bị bệnh sởi tăng đột biến. Trung tuần tháng 8 vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận đến 25 trẻ em sốt, nổi ban nghi do sởi. Sau khi làm các xét nghiệm, có đến 15/25 trẻ chính thức mắc bệnh sởi; trong đó, 1 bé sống ở TP.HCM. Các bé còn lại cư trú ở các tỉnh miền Nam. Đáng chú ý, 8 bé dưới 9 tháng tuổi nhiễm bệnh do chưa đến thời điểm chích vắc xin ngừa sởi. Những bệnh nhi còn lại do không tiêm ngừa sởi hoặc tiêm không đầy đủ.

Trước tình hình trên, Sở Y tế TP.HCM khẩn trương triển khai các hoạt động kiểm soát bệnh sởi, giao Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố hỗ trợ và giám sát hoạt động phòng chống nguy cơ bùng phát của các ca bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Đồng thời, Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM thông tin liên lạc với các tỉnh có trẻ mắc bệnh sởi để tiến hành giám sát ca bệnh trong bệnh viện và địa phương. 

Benh soi tan cong tre, cha me co the vo tinh thanh nguon lay
Dấu hiệu điển hình của giai đoạn toàn phát bao gồm nổi ban sẩn, mịn như nhung. Ban xuất hiện theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay chân.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo nên cách ly bệnh nhi đang mắc bệnh, vệ sinh môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn để phòng ngừa lây nhiễm chéo. Kiểm tra, tầm soát trẻ khi có biểu hiện nghi ngờ. Xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện không để bùng phát và lan rộng. Cơ sở tiêm chủng cần tư vấn đầy đủ cho trẻ tiêm đủ vắc xin phòng ngừa.

Virus sởi lây qua đường hô hấp

Khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán virú gây bệnh sởi ra xung quanh. Bệnh có nhiều biến chứng nặng nếu chưa được chích ngừa. 

Người mắc bệnh sởi có triệu chứng sốt ngày càng tăng, mệt mỏi, biếng ăn, ho, chảy mũi, đỏ mắt, thường khi số cao nhất là lúc phát ban sau tai, chân tóc, mặt, tay chân. Sau 5  đến 7 ngày, ban "bay" để lại vết thâm da.

Bệnh sởi gây nhiều biến chứng như: viêm phổi, viêm não: co giật, hôn mê, tiêu đàm máu, suy dinh dưỡng, loét giác mạc, viêm loét miệng.

Bệnh nhân cần được hạ sốt, chăm sóc da tại chỗ, vệ sinh răng miệng, bổ sung vitamin A và cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa.


Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI